(Nguồn “針灸通用全息密碼”, Thầy Lý Quốc Chính giảng, soạn ghi: Trình Hy Lý.
Phùng Văn Chiến lược dịch)
🔹 Châm cứu của thầy Đổng đặc biệt coi trọng đến hai huyệt Linh cốt và Đại bạch, đồng thời nhấn mạnh hai huyệt này có thể trị bách bệnh, thậm chí có thể nói quá đi, chưa biết người không khoan khoái thế nào cũng có thể châm hai huyệt này trước.
Nếu nói về kinh lạc, hai huyệt Linh cốt, Đại bạch ở bên cạnh kinh Thủ Thái âm Phế và kinh Thủ Dương minh Đại trường; Phế chủ khí, quản hơi thở, hướng về trăm mạch, chủ tuyên phát và túc giáng, chủ da lông, khai khiếu ra mũi. Đương nhiên, Linh cốt, Đại bạch là huyệt quan trọng bổ khí, thường hiệu quả với các chứng khí trệ, huyết ứ, có thể trị hết mọi bệnh. Đệ tử của môn phái đã từng thực nghiệm kiểm chứng sự biến đổi năng lượng kinh lạc khi châm hai huyệt Linh cốt, Đại bạch. Sau 5 phút châm hai huyệt Linh cốt, Đại bạch thấy năng lượng của kinh Thủ Thái âm Phế và kinh Thủ Dương minh Đại trường nhanh chóng tăng khoảng 50%; sau 30 phút năng lượng của cả 12 kinh tăng 50%. Chỉ 2 huyệt Linh cốt, Đại bạch cũng có thể tăng tuần hoàn toàn thân và chữa hiệu quả mọi bệnh tật.
🔹 Theo cách nhìn 3 chiều, có thể thu được thông tin chi tiết hơn. Chỉ lấy đoạn xương bàn ngón 2 mà nói, Linh cốt ứng thượng tiêu, cũng ứng hạ tiêu, Đại bạch ứng trung tiêu. Nếu xét cả bàn tay, ngón cái là đầu, lòng bàn tay là nội tạng, lưng bàn tay là thắt lưng, huyệt Linh cốt, Đại bạch tương đương vùng vai gáy, có thể xử lý chứng đau, mỏi vai gáy của hầu hết mọi người (hình 1); nếu châm sâu 0,5 thốn tương đương vị trí tim, phổi có thể trị bệnh ở thượng tiêu (các bệnh Phế khí bất túc, Phế khí thũng, ung thư phổi, hen suyễn, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực…).
🔹 Đồng dạng với bàn tay, ngón giữa ứng với đầu, ngón trỏ và ngón đeo nhẫn là hai tay, ngón cái và ngón út ứng với 2 chân, lòng bàn tay ứng với nội tạng, lưng bàn tay ứng với eo lưng, như vậy châm Linh cốt, Đại bạch tương đương với điều trị hạ tiêu (đau thắt lưng, đau lưng, đau thần kinh toạ, bệnh phụ khoa…, với trung tiêu (gan mật tiêu hoá, loét dạ dày và đường ruột, viêm đại tiểu trường) hoặc điều chỉnh bổ sung năng lượng ; linh cốt có thể như ụ ngồi hoặc xương chậu có thể trị phần dưới cơ thể (hình 2).
🔹 Nếu như nắm tay là đầu, ngón giữa hơi nhô ra là mũi, thì Linh cốt, Đại bạch ở trên đầu cạnh mặt có thể dùng để chữa đau đầu, đau nửa đầu (thiên đầu thống), các bệnh mắt, tai, liệt dây thần kinh mặt (hình 3).
🔹 Lại nhìn vào phía ngón cái, ngón trỏ của nắm tay. Huyệt truyền thống (trên ngón trỏ) là Nhị gian, Tam gian gần với điểm mắt, rất nhiều em nhỏ ngón tay cái di động lên xuống như miệng đang nói, vậy hổ khẩu ở nắm tay nhìn nghiêng này là khuôn mặt. Tại nơi này, bộ vị nhất nhất có 5 huyệt Chỉ diên ứng với cằm, chỗ giao khớp xương ngón cái và ngón tay trỏ giống với khớp thái dương hàm, vì thế Linh cốt, Đại bạch tương ứng với mặt, miệng và khớp thái dương hàm. Tóm lại, cả nắm tay nhìn tương ứng cái đầu, cổ nhân nói “diện khẩu hợp cốc thu” không phải là như vậy đó sao? (hình 4)
🔹 Hợp cốc trong kinh huyệt truyền thống, có thể nói là huyệt đứng đầu trong 10 huyệt, là huyệt thường được sử dụng, huyệt Hợp cốc thuộc kinh Đại trường, trên kinh có các huyệt Thương dương, Nhị gian, Tam gian, Hợp cốc, Dương khê, Thiên lịch, Hạ liêm, Thượng liêm, Thủ tam lý, Khúc trì đều thuộc đầu và mặt theo hình chiếu ngang ngang nên chủ yếu chữa các bệnh như đầu, mặt, tai, mũi, răng, họng. Linh cốt cách Hợp cốc 1 thốn, khoảng giữa hai xương có thể trị các bệnh như huyệt Hợp cốc. Linh cốt là huyệt đứng đầu trong châm cứu Đổng thị, không dụng không chuyển, không bệnh không châm, trị các bệnh có thể thấy tương ứng với hình 3 chiều (đồng ứng), chỉ cần học thấu đáo một huyệt, các huyệt khác có thể suy cùng lý. Linh cốt ở cuối của xương bàn ngón trỏ, nhìn riêng đoạn xương bàn ngón trỏ theo hình phản chiếu 3 chiều, Linh cốt ứng với ụ ngồi, thắt lưng, chân các nơi này có thể trị bằng Linh cốt, xương bàn ngón trỏ nhìn cách khác (theo hình phản chiếu 3 chiều), nó tương ứng với đầu, hai má, bệnh mắt, bệnh tai.
🔹 Nếu như chúng ta nắm tay, Nhị giác minh ở ngón giữa nhô ra như hình 3, có thể biết huyệt Nhị giác minh trị bệnh mũi, huyệt Tam xoa đối ứng với mắt; huyệt Linh cốt, Đại bạch, Uyển thuận ở hai bên nắm tay vì vậy tương ứng trên đầu là hai bên mặt, má, tam xoa thần kinh và lỗ tai, do đó có thể trị các bệnh ở trên. Lại xem hình ba chiều cánh tay tới bàn tay, vùng huyệt Phụ khoa, Linh cốt, Đại bạch, Trọng khôi giống như môi âm hộ, vì thế có thể trị bệnh phụ khoa như kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, đẻ khó (kích thích co bóp). Dựng ngón tay cái, trước sau đối ứng huyệt Linh cốt, Đại bạch thông huyệt Trọng tử, Trọng tiên thông Tâm, Phế mà có thể trị các bệnh phế khí thũng, bệnh về phổi, rối loạn nhịp tim (tâm luật bất chỉnh), bệnh động mạch vành (quan tâm bệnh), đau thắt ngực (hiệp tâm bệnh), bệnh đường tiêu hoá (trường vị tật bệnh).
🔹 Biết rõ công dụng của huyệt vị, vị trí bệnh theo kinh, phản xạ tương ứng theo hình 3 chiều, đối ứng chân tay, hình phản xạ 3 chiều lại có thể phân theo xuôi, ngược, lớn, vừa nhỏ tất cả phối hợp để xem xét, tức là có thể xem xét hoàn chỉnh để điều trị một cách tổng thể. Ngoài ra mỗi một huyệt tác dụng trị bệnh không giống nhau do sự châm nông sâu khác nhau, đây là quy luật 3 chiều về độ sâu châm cứu, huyệt ở xa vị trí cần trị thì châm sâu, ở gần vị trí cần trị thì châm nông, như huyệt Linh cốt trị đầu, mặt thì châm nông, điều trị đau xương chậu thắt lưng đau cần châm sâu, phối hợp trị bệnh gần hay xa mà quyết định châm nông hay sâu.
🔹Theo trình bày ở phần trên, độc giả có thể hiểu rõ, như thầy Đổng đã dạy, đúng là phạm vi chủ trị của huyệt Linh cốt và Đại bạch rất rộng, có thể trị bách bệnh, nhất là vị trí then chốt của kinh Phế, đối với khu phong, bổ Phế khí, thậm chí hành khí, hoạt huyết, hoá ứ, điều bổ nguyên khí toàn thân đều rất có hiệu quả, thảo nào trở thành huyệt đứng đầu trong châm cứu của thầy Đổng, vị thế của nó tương đương với “quế chi thang” trong Thương hàn luận! Sự thần hiệu của hai huyệt Linh cốt và Đại bạch phụ thuộc vào cách vận dụng linh hoạt khi hạ kim xác định vị trí trong khi châm.