Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

info@yhocphothong.com

Hệ thống huyệt đặc hiệu: Mục hệ (hệ thống mắt)

Hệ thống mắt (Mục hệ) được mô tả trong Linh Khu thiên 80: “Tinh khí của ngũ tạng lục phủ đi lên trên vào mắt làm cho mắt nhìn rõ, …, hợp với nhiều kinh mạch tạo thành ‘mục hệ’, lên trên đỉnh vào não, xuất ra ở vùng chẩm. Vì thế, khi các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào vùng cổ gáy, đúng lúc cơ thể bị suy yếu, chúng sẽ xâm nhập vào sâu hơn, theo Mục hệ mà vào Não, làm não ‘quay’ dẫn tới mục hệ bị căng, gây triệu chứng hoa mắt, chóng mặt…” (Hình 51.8).
Hệ thống Mắt được kết nối chặt chẽ với các kinh Dương trên mặt: thực sự, bốn kinh Dương bắt đầu hoặc kết thúc xung quanh ổ mắt: Bàng quang, Vị, Tam tiêu và Đởm. Thông qua Hệ thống Mắt, bốn kinh Dương này đi vào não, mặc dù các kinh chính không được mô tả là đi vào não. Nhiều sách Trung Y hiện nay dịch ‘Hệ thống mắt’ là ‘dây thần kinh thị giác’. Mặc dù đây là một quan điểm của Hệ thống Mắt thu nhỏ, nhưng nó chắc chắn ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác; một hàm ý quan trọng của điều này là việc điều trị bốn kinh Dương để điều trị các bệnh lý của dây thần kinh thị giác là cần thiết.
Một hàm ý khác của Hệ thống Mắt là các huyệt bắt đầu và huyệt kết thúc của bốn kinh Dương là Tình minh (BL-1), Thừa khấp (ST-1), Ty trúc không (TE-23) và Đồng tử liêu (GB-1) đều ảnh hưởng đến não, vùng dưới đồi và tuyến yên. Mối liên hệ giữa những huyệt này và não giải thích việc sử dụng chúng trong các bệnh lý khác nhau, như chóng mặt, ù tai và các vấn đề về tinh thần – cảm xúc.
Ba nhóm huyệt, tất cả đều từ các kinh Dương, ảnh hưởng đến Hệ thống Mắt như sau (Hình 51.9–51.11):
1. Quanh ổ mắt: Tình minh (BL-1), Toản trúc (BL-2), Đồng tử liêu (GB-1), Ty trúc không (TE-23), Thừa khấp (ST-1), Ngư yêu (kỳ huyệt)
2. Thái dương: Hàm yến (GB-4), Huyền lư (GB-5), Huyền ly (GB-6), Khúc tân (GB-7), Đầu duy (ST-8). Trong đó quan trọng nhất là Huyền lư (GB-5) vì nó kết nối trực tiếp với não bộ.
3. Chẩm: Phong phủ (GV-16), Thiên trụ (BL-10) và Phong trì (GB-20).
Vì tại những huyệt này mà Hệ thống Mắt đi vào Não bộ, nên chúng có thể được sử dụng để điều trị các bệnh lý não, thần kinh và tâm thần (như động kinh, co giật, bệnh tâm thần).
Bát mạch kỳ kinh, đặc biệt là mạch Đốc, Âm kiểu, Dương kiểu và Dương duy, đi vào não và kết nối với hệ thống mắt (Hình 51.12).
Tóm tắt Hệ thống mắt
• Bắt đầu từ mắt
• Kết nối với các kinh bàng quang, Vị, Tam tiêu và Đởm quanh mắt
• Vào liên lạc với não bộ
• Xuất ra ở chẩm
• Nó qua ba kinh mạch Dương, tức Mạch Đốc, kinh Bàng quang và kinh Đởm, ở vùng chẩm
• Được kết nối với các kỳ mạch (Đốc, Âm kiểu, Dương kiểu, Dương duy)
• Các huyệt của nó được sử dụng cho các rối loạn thần kinh, não và tâm thần
FB Phúc Đoàn

Cùng chuyên mục

Giang Nam Trình Thị Châm Cứu – Tổ Truyền “ Tiền Huyền Chung huyệt “ – Đặc Trị Liệt Chi Dưới và Thần Kinh...

Vị trí : Huyệt này nằm trên Kinh Dương Minh Vị, trên đường nối giữa Túc Tam Lý và Giải Khê, trên huyệt Giải Khê...

[Đổng Thị Kỳ Huyệt] – Chuyên Đề Về Liệt VII

Liệt mặt ngoại biên là liệt toàn bộ các cơ ở một bên mặt, gồm mặt trên và mặt dưới, do liệt dây thần...

Loét Bàn Chân Tiểu Đường

BN cũng đi khám Tây y cho thuốc và dặn dò vệ sinh chăm sóc vết thương kỹ, chứ không là đoạn chi . Vì...

Chia sẻ một trường hợp áp dụng Đầu Châm Chu Thị để giảm đau nhanh chóng

Bn nam 48 tuổi,đau vùng hông- bẹn phải sau khi ngủ dậy vào buổi sáng ,đau nhói dữ dội khi đi lại, giảm khi...