Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

info@yhocphothong.com

Khai Tứ Quan (Cũ Mà Như Mới)

Tên gọi tứ quan sớm nhất thấy ghi chép trong <Linh khu – Cửu châm thập nhị nguyên>, “Ngũ tạng có lục phủ, lục phủ có 12 nguyên, 12 nguyên xuất ở tứ quan, tứ quan chủ trị ngũ tạng”. Chổ này “Tứ quan” chủ yếu chỉ huyệt vị dưới khớp khuỷu và khớp gối tứ chi, không chỉ rõ ra là huyệt nào. Mãi đến đầu thời Minh, Từ Phụng Tài mới đêm “Tứ quan” giải thích là “chính là Thái xung, Hợp cốc”. Dương Kế Châu kế thừa, khi chú thích <Tiêu u phú> đồng ý kiến với họ Từ, chỉ ra chính xác “Tứ quan 4 huyệt, chính là Thái xung, Hợp cốc”. Người sau này từ đó tuân theo.

Hợp cốc thuộc thủ dương minh có tác dụng lương giáng kim khí; Thái xung thuộc túc quyết âm có tác dụng ôn thăng can huyết. 2 huyệt phối hợp, 1 âm 1 dương, 1 tạng 1 phủ, 1 khí 1 huyết, 1 trên 1 dưới, 1 trái 1 phải, tương hỗ tương tác, thăng giáng điều hoà, hiệu quả tăng cao, có thể bình âm dương, khai thần khiếu, thông kinh lạc, hoà khí huyết, khứ tà khí, chỉ đau nhức. <Châm cứu huyệt danh giải> có nhấn mạnh: “Hợp cốc, Thái xung mỗi 2 huyệt, gọi là tứ quan, do nó có khả năng khai thông mạnh”.

Tứ quan có thể điều chỉnh cân bằng thăng giáng của khí cơ trái phải.

<Nội kinh> có nói: “Phi thăng giáng, tắc vo dĩ sinh trưởng hoá thu tàng”. Do đó, thường là nếu trái thăng phải giáng thất thường, đều có thể dùng tứ quan điều trị. Ví như mạch thấy tượng huyền, đều là trái thăng trở trệ, có thể đầu tiên dùng khai tứ quan. Lại như mạch thốn khẩn xích nhược, đều là trái thăng thái quá mà phải giáng bất cập, cũng là chứng phù hợp dùng tứ quan. Lại có mạch trái phải bên to bên bé, mạch trái phải bất hoà, cũng do khí cơ trái phải không thông gây ra, nên dùng khai tứ quan sau sẽ hết.

Tư duy sâu hơn, Thái xung là huyệt nguyên của kinh can, Hợp cốc là huyệt nguyên kinh đại trường, từ thiên can mà nói, ất canh hợp hoá kim. Do đó, tứ quan có thể điều tiết kim khí, thiên về điều trị tất cả các bệnh liên qua phế và đại trường. Lâm sàng thầy Đổng Hồng Đào thường dùng tứ quan điều trị ngạt mũi, đau họng, trẻ nhỏ phát sốt… châm tứ quan thường thì kim vào là khỏi.

————–
KINH NGHIỆM CỦA CỔ NHÂN

<Tiêu u phú> có nói: “Hàn nhiệt tý thống, khai tứ quan mà hết vậy”.

<Tịch hoằng phú> có “Tay lên vai cột sống đau khó chịu, khi châm Hợp cốc cần Thái xung”.

<Tạp bệnh huyệt pháp ca> cũng có “Ngạt mũi, tắc mũi (polyp) và viêm xoang, Hợp cốc Thái xung liền tay lấy”.

<Y học nhập môn> còn có “Trên nôn dưới táo bệnh quan cách, tả huyệt tứ quan”, “Mắt đỏ hoặc con người sưng đau, nước mắt chảy máu, cần tả Túc lâm khấp, hoặc Thái xung, Hợp cốc”…

Cổ nhân kinh nghiệm dùng tứ quan phối hợp các huyệt khác điều trị bệnh cũng rất nhiều. Như:

<Tạp bệnh huyệt pháp ca> nói: “Mắt đỏ nghênh hương giả xuất huyết kỳ, lâm khấp thái xung hợp cốc lữ”.

<Châm cứu đại thành> có : “Đẻ khó, Hợp cốc (bổ), Tam âm giao (tả), Thái xung”

<Châm cứu đại toàn> có: “Tứ chi vô lực trúng phong tà, mắt đóng khó mở bách bệnh công, tinh thần hôn mê thường không nói, phong trì hợp cốc dùng kim thông, 2 tay tam gian tiếp tục tả, tam lý kèm với huyệt Thái xung”, sách này còn có “Ngón tay tê bì, không biết đau ngứa, Thái xung, Hợp cốc, Túc lâm khấp”; “Trẻ nhỏ cấp kinh phong, tay chân co giật, Ấn đường, Bách hội, Thái xung, Hợp cốc”; “Người già hư tổn, tay chân co quắp, không thể cử động, Thừa sơn, Dương lăng tuyền, Thái xung, Hợp cốc”…

<Châm cứu tập thành> nói: “Thi quyết, gọi là cấp tử nhân, châm Nhân trung, cứu Hợp cốc, Thái xung”.

Đây đều là những kinh nghiệm quý báu của tiền nhân lưu lại cho hậu thế.

—————–
ĐIỀU TRỊ CÁC CHỨNG BỆNH MẠN TÍNH NẾU DÙNG TỨ QUAN, NỀN CHÂM TỨ QUAN TRƯỚC RỒI MỚI LẤY CÁC HUYỆT KHÁC.

Đầu tiên nên điều sướng khí cơ trên dưới trái phải, rồi mới duy điều trị tiếp. Chứng trầm cảm, mất ngủ, tâm phiền hay giận, tăng huyết áp… thường đều có thể dùng tứ quan điều khí trước.

Tứ quan có hiệu quả, thường có thể theo mạch mà định. Biến hoá của mạch thường rất nhanh chóng, thường châm vào lập tức biến đổi, nếu sau khi châm mạch chưa thấy biến hoá rõ rệt, thì hoặc là tà khí thịnh, hoặc là tà ở huyết phận, hoặc chính khí quá yếu, lại cần theo chứng mà thay đổi tư duy điều trị, không nên chấp niệm theo tứ quan.

Châm xong tứ quan có thể bắt lại mạch, thấy mạch thường bình hoà rõ rệt hơn so với trước khi châm. Trên lâm sàng chỉ cần phù hợp chứng huyệt tứ quan, thì bệnh nhân đều đạt được hiệu quả rất tốt.

—————–
SỬ DỤNG HUYỆT TỨ QUAN CẦN LINH HOẠT. TỨ QUAN CÓ THỂ ĐƠN ĐỘC SỬ DỤNG, CŨNG CÓ THỂ PHỐI HỢP VỚI HUYỆT KHÁC, 1 CHỦ KHÍ PHẬN, 1 CHỦ HUYẾT PHẬN, VẬN DỤNG KHÍ HUYẾT BIẾN HOÁ, THÌ CẦN LẤY BIỆN CHỨNG LÀM NGUYÊN TẮC.

Khai tứ quan không bắt buộc châm Hợp cốc trước, châm Thái xung sau, thậm chí có thể dưới trước trên sau, hoặc trái hợp cốc phải Thái xung. Đều cần phải căn cứ bệnh chứng mà châm, không được cứng nhắc áp dụng. Bởi vì huyệt có 4 cái, hơi nhiều 1 chút. Nếu cần phối hợp huyệt khác, thì có lúc 4 huyệt này cũng không bắt buộc phải lấy hết. Lấy trên dưới 2 huyệt cũng là ý của Tứ quan, tuỳ theo ý niệm của người thầy thuốc.

Nhưng tứ quan không được lạm dụng. Tứ quan chỉ đơn thuần là 4 quan khẩu trên dưới trái phải, không thể điều trị bách bệnh. Do đó, nắm vững ý nghĩa của huyệt tứ quan, không nhất thiết bệnh nào cũng dùng. Nhưng nếu gặp đúng chứng, dùng tất nhiên là tốt nhất.

Thường có trẻ nhỏ đến khám cảm mạo phát sốt, nếu trẻ bé quá không thể lưu kim, thầy Đổng thường châm Đại chuỳ, Phòng trì, các huyệt tứ quan, kim vào hơi cắm rút xoay chuyển là rút kim, đa số khi đó trẻ không thấy đau đớn, nhưng hiệu quả lại cực tốt, thường khám 1 lần là hết sốt. Có trẻ kèm thêm viêm amidan sưng đau, châm tứ quan cũng cải thiện khó chịu. Thầy Đổng lâm sàng khi gặp các bệnh nhi khoa như cảm mạo, phát sốt, khái thấu, tiêu chảy, đau bụng… thường thích dùng pháp này, hiệu quả như ý.

——————
4 HUYỆT KẾT HỢP, CÓ THỂ THĂNG GIÁNG KHÍ CƠ, CÂN BẰNG TRÁI PHẢI, TRẤN TĨNH AN THẦN, BÌNH CAN TỨC PHONG, CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ NHIỀU LẠO BỆNH CHỨNG.

– Bệnh nhân vùng hầu họng khó chịu, thông qua tây y kiểm tra không phát hiện bất thường. Nhưng bệnh nhân khó chịu muốn chết, đồng thời điều trị lâu không có hiệu quả. Có bác sĩ cho là bệnh tâm thần, dùng thuốc tâm thần khiến bệnh nhân nổi nóng cự tuyệt dùng thuốc. Từ góc độ của đông y, bên ngoài có sự khó chịu, đều bắt nguồn từ tạng phủ hoặc khí huyết mất cân bằng (Nội kinh – Có biểu hiện ở ngoài, tất có bệnh ở trong). Theo bát tự liệu pháp, đầu tiên châm sau gáy vào đến mặt xương để trị đằng trước, sau đó châm huyệt Nội tứ ở phía trong mắt cá và Tứ quan, đều dùng pháp tả, kim vào là mọi khó chịu giảm dần…

– Nam bệnh nhân mắc tăng huyết áp, cảm giác thấy trong tim không yên ổn, hơi có áp lực là dễ thẳng, căng thẳng thì tim đập nhanh, tự thuật tim đập đến tận cổ họng. Chứng thuộc kim khí bất giáng, mộc hoả thượng phù, tâm khí không thu. Châm Bách hội, Ấn đường để an thần; Nội quan thư sướng tâm khí; huyệt Tứ quan cân bằng trái phải, cải thiện căng thăng. Châm 7 lần, mọi khó chịu đều hết, còn nói giấc ngủ cải thiện rất tốt.

– Một bệnh nhân đau nhức hầu họng nhiều năm, đau như kim đâm. Trước tiên châm huyệt thất âm, huyệt này thuộc Đổng thị kỳ huyệt, có thể trị khàn tiếng, kèm trị đau họng, phối hợp huyệt Tứ quan thông lợi hầu họng. Châm vào liền giảm đau, tiếp tục hành kim dùng tả pháp, đau họng dần biến mất.

– Thầy Đổng từng chẩn trị 1 bà lão 86 tuổi, khớp cùng chậu bên phải đau nhức hơn 3 năm. Bệnh nhân trước giờ có tâm lý bi quan, con gái bệnh nhân có nói bà là người chủ nghĩa bi quan. Lấy Hậu đỉnh, Bách hội, Tiền đỉnh, Ấn đường các huyệt để thông sướng thần minh, Tứ quan để thăng giáng trái phải, Phong thị sơ lợi thiếu dương, đây gọi là tuần kinh lấy huyệt. Sau 5 lần châm đau nhức đã biến mất, đồng thời tâm lý bi quan cũng cải thiện rõ, bệnh nhân tự thuật hiện tại tâm lý không còn bi quan nữa, ngược lại còn thấy vui vẻ. Huyệt tứ quan còn có tác dụng điều trị chứng bệnh tâm lý.

– Bệnh nhân nam tuổi cao 1 năm rưỡi trước có zona vùng đầu, được tây y điều trị mụn nước đã hết, nhưng lưu lại hậu di chứng đau nhức, cứ 3 4 ngày phát tác 1 lần, đau mạnh lan từ huyệt Thái dương đến sau nhãn cầu. Tà độc chưa hết, trở trệ kinh lạc, thì đau như thế. Đầu tiên châm Phong trì, Phong phủ, lấy sau trị trước; lại châm Ty trúc không thấu Suất cốc và huyệt Tứ quan, đồng thời cạo gió vung quanh vùng trước trán để thấu tà độc ra. Sau vài lần khám bệnh hết dần, 1 năm đôi khi có đôi lần phát tác, lại đến điều trị 1 2 lần là khỏi.

– 1 bệnh nhân nữ mất ngủ nhiều năm, ngủ lúc được lúc không, kèm đau đầu. Mạch trái tế sáp. Đây là tâm huyết bất túc, thần thất sở dưỡng. Châm nội quan bên trái, Thần môn, Đại lăng để dưỡng tâm an thần, Tứ quan để thăng giáng khí cơ trái phải, Thái uyên bổ phế khí để trợ phải giáng, Bách hội, Thần đình, Ấn đường để an thần trợ miên. Các huyệt kết hợp, đau đầu biến mất, giấc ngủ cũng cải thiện nhiều. Huyệt tứ quan điều trị thất miên có hiệu quả rất tốt, cũng có thể châm Hành gian và Gian cốc (trung điểmTam gian và Hợp cốc) để thay Tứ quan, cũng tốt.

– 1 bệnh nhân chứng thấy ngạt mũi, lưỡi đỏ, tây y chẩn đoán là viêm xoang. Đây là mộc hoả lên đốt phế kim, mũi khiếu không thông. Châm huyệt mộc để tả mộc hoả, lại châm huyệt Tứ quan để thăng giáng khí cơ trái phải, Trắc tam lý, Trắc hạ tam lý để thông thiếu dương trở trệ, kèm làm thông mũi khiếu. Châm vào mà lập tức hết tắc mũi. Kỳ thực vừa đúng gặp thời tiết sương giáng cuối thu, dặn dùng lá dâu pha trà uống, để cung cố hiệu quả. Tang điệp là được mộc khí nhất, sương đánh vào xong được kim khí, thuốc nào tả mộc hoả nhất, nếu biện chứng đích đáng, hiệu quả rất nhanh.

– Bệnh nhân nữ trẻ, đau nửa đầu bên phải 3 năm. Mấy tháng phát tác 1 lần, khi phát tác đau đến tận ngón tay và mặt mũi tê bì, mắt nhìn hoa mờ, kèm buồn nôn, có liên quan đến kinh nguyệt và khí hậu. Kiểm tra chưa phát hiện điều gì bất thường. Âm dương thất điều, bệnh thuộc về dương chứng, tà trệ thiếu dương và dương minh. Nên lấy các huyệt kinh dương để đuổi tà ra ngoài. Châm huyệt Tứ quan, Túc tam lý cùng bên, Túc lâm khấp và Trắc tam lý, Trắc hạ tam lý, Tam thoa tam đối bên. Châm vào đau đi, dần sau vài lần châm không còn thấy phát tác.

– Bệnh đau sinh trưởng là hiện tượng sinh lý thường gặp trong thời kỳ phát triển của trẻ em, thường thì không cần điều trị, có người uống Calci hoặc VitB, hiệu quả không rõ ràng, những châm cứu có thể cải thiện đau nhức. Thầy Đổng thường châm các huyệt Tứ quan, Thái khê, Túc tam lý, thường khi châm vào là đau giảm. Trẻ nhỏ nếu sợ châm, cũng có thể dùng châm ống nhẹ ngành ấn vào, không cần bất kỳ thủ pháp gì, cũng có hiệu quả. Huyệt tứ quan có thể điều hoà khí huyết, thúc đẩy trái thăng phải giáng; Thái khê và Túc tam lý để dưỡng tiên thiên và hậu thiên.

– Khi đi thi học sinh căng thẳng, có thể trước khi thi khoảng nửa tháng bắt đầu châm kim, lấy Bách hội, Ấn đường, huyệt Tứ quan, kích thích nhẹ, lưu kim nửa tiếng. Liên tục điều trị 3-5 lần, có thể hữu hiệu cải thiện lo lắng và căng thẳng trước kỳ thi, cải thiện giấc ngủ, đồng thời nâng cao thành tích thi cử.

– Hiện tại có nhiều báo cáo, sử dụng huyệt Tứ quan điều trị liệt 7 dai dẳng, co rút cơ mặt, đau đầu, chứng tic, vỡ tiếng, liệt lưỡi, hồi hộp, bệnh tăng huyết áp, viêm mũi dị ứng, nấc cụt, đau quặn thận, phong tý, huyết tý, mẩn ngứa dai dẳng, trẻ nhỏ kinh phong, đau dạ dày, động kinh, thống kinh, kinh nguyệt không đều, thất miên, nám da kèm mụn trứng cá, hư lao, kinh quý… đều có hiệu quả khá tốt.

—————–
KHAI TỨ QUAN ĐIỀU TRỊ 89 TRƯỜNG HỢP NẤC (1999)

Sử dụng trên bệnh tai biến mạch máu não gây ra nấc do trung ương thần kinh.

Cách châm: 2 huyệt đều châm thẳng 0,5-1 thốn, dùng thủ pháp rút cắm xoay chuyển, sau khi châm vào huyệt Hợp cốc, khiến cục bộ có cảm giác tê tức đồng thời phóng lan về phía ngón tay. Sau khi châm huyệt Thái xung, khiến cục bộ tức trướng hoặc tê phóng lan về phía lòng bàn chân. 2 huyệt đều dùng kích thích mạnh, lưu kim 30-40 phút, cách mỗi 10 phút hành kim 1 lần. Nếu bệnh nhân đi vào giấc ngủ thì không cần hành kim nữa, mỗi ngày 1 lần.

– Theo chứng gia giảm: can khí phạm vị, nấc phát tác liên quan đến tình chí, chứng thấy nấc nghịch thở dài, ngực đầu sườn trướng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền. Châm thêm Kỳ môn, Dương lăng tuyền để sơ can lý khí. Trường phủ kết trệ, thường do ẩm thực thất tiết gây ra, chứng tiếng nấc to rõ, xung nghịch mà ra, miệng hôi tâm phiền, tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện táo kết, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch hoạt sác, châm thêm Thiên khu, Nội đình. Tỳ vị dương hư, thường thấy ở thể nhược bệnh lâu ngày, chứng thấy tiếng nấc thấp nhỏ, khí không liên tục, hình thể gầy gò, sắc mặt trắng xanh, tay chân không ấm, ăn xong đầy bụng, lưỡi nhợt người béo, mạch tế, châm thêm Khí hải, Quan nguyên, kèm dùng hộp ôn cứu 15-30 phút.

– Kết quả: 89 trường hợp sau 1 lần châm hết nấc hoàn toàn 61 trường hợp, chiếm 68,5%; sau 3 lần châm dừng nấc 12 trường hợp, chiếm 13,4%, sau 5 lần châm điều trị 10 trường hợp chiếm 11,2%. 6 trường hợp sau 5 lần điều trị vẫn nấc không ngừng, coi là vô hiệu. Trong đó 5 trường hợp xuất hiện xuất huyết đường tiêu hoá trên. Tổng hiệu xuất là 93,2%.

Trong các bệnh thì có 66 ca nhồi máu não, 21 ca xuất huyết não, 2 ca xuất huyết dưới nhện.

—————
“KHAI TỨ QUAN” LUẬN TRỊ CHỨNG CAN UẤT

Tứ quan có thể “đại khai thông”, đầu tiên 2 huyệt đều là nguyên huyệt của bản kinh, nguyên huyệt là nơi nguyên khí tạng phủ dồn về, thông qua và lưu giữ tại huyệt thuộc vùng tứ chi của 12 kinh, đồng thời kinh dương minh đa khí đa huyết, Hợp cốc thiên về điều khí, quyết âm kinh thiểu khí đa huyết, Thái xung thiên về điều huyết, 2 huyệt kết hợp có thể thông điều khí huyết, thúc đẩy nguyên khí tạng phủ vận hành đến tạng phủ và toàn thân. Tiếp đến Hợp cốc là huyệt chi trên kinh dương, thiên về thăng phát thanh khí, Thái là huyệt chi dưới trên kinh âm, thiên về giáng nghịch tiết trọc, 2 huyệt hợp dụng thì khí cơ thăng giáng kết hợp, âm dương tương nghi.

– Điều trị bệnh tâm thần: sau khi bệnh nhân ổn định tâm lý, châm huyệt Tứ quan, đồng thời hành kim xoay chuyển nhẹ nhàng tả pháp, trong quá trình hành kim, bệnh nhân nói trong ngực có cảm giác mở rộng, cảm giác đau nhức vùng vai dần cải thiện. Mỗi huyệt hành kim khoảng 1 phút, lưu kim 10 phút, hành kim thêm lần nữa rồi rút kim. Sau khi rút kim bệnh nhân thử hoạt động vai trái, thấy dần chủ động vận động được chi trên bên trái, vui mừng ra mặt.

– Điều trị bệnh mạch máu tim não: bệnh nhân nữ, 49 tuổi, huyết áp cao dùng Amlodipin thời gian dài. Đợt này đã uống thuốc, nhưng huyết áp 176/104 mmHg không hạ. Chọn huyệt Tứ quan, Thập tuyên, dùng kim tam lăng chích máu Thập tuyên, mỗi huyệt nặn 1-2 giọt máu là được; sau đó dùng kim hào châm 1 thốn châm huyệt Tứ quan, Hợp cốc chọn châm thẳng, rút cắm tả pháp, Thái xung chọn châm nghiêng hướng lên, xoay chuyển tả pháp, mỗi huyệt hành kim trong 1 phút, khi rút kim ngoáy to lỗ kim. Bệnh nhân cảm thấy đau váng đầu cải thiện rõ ràng, nhìn vật rõ ràng hơn trước, đo lại huyết áp lần nữa còn 142/90 mmHg.

– Điều trị bệnh hệ thần kinh: bệnh nhân nam, 31 tuổi, do “khẩu nhãn bên trái oa tà 4 ngày” đến khám. Do bệnh nhân cấp, tạm thời chỉ lấy huyệt ở xa là chính, chọn dùng 2 bên Hợp cốc, Thái xung, Túc tam lý, Hợp cốc, Thái xung dùng pháp bình bổ bình tả, Túc tam lý dùng bổ pháp xoay chuyển, mỗi huyệt đều hành kim 1 phút, nghỉ 10 phút xong lại hành kim, như vậy hành kim 3 lần thì rút kim, đồng thời phối hợp điệu ngải cứu huyệt Túc tam lý trong 20 phút. Trong giai đoạn tĩnh tại thì thêm những huyệt liệt mặt thường dùng, châm cứu thủ pháp như trên, đồng thời phối hợp chườm thuốc đông y vùng bên bệnh, mỗi liệu trình điều trị 5 ngày nghỉ 2 ngày, liên tục điều trị 3 liệu trình, bệnh nhân khỏi hoàn toàn. (có vẻ không khả quan nhỉ )

– Điều trị bệnh phụ khoa: Nữ 18 tuổi, do “hành kinh đau bụng nửa ngày” đến khám. Chọn huyệt Tứ quan, Thứ liêu, Địa cơ, huyệt Tứ quan, dùng kim hào châm 1,5 thốn sau khi đến độ sâu nhất định, nhanh chóng vận kim rút cắm xoay chuyển, hành bình bổ bình tả pháp thúc đẩy đắc khí dưới kim, sau đó rút kim đến dưới da, khiến mũi kim hướng lên, nhanh chóng xoay chuyển cán kim, khiến châm cảm truyền dẫn lên trên; Thứ liêu, Đại cơ sử dụng tả pháp xoay chuyển, mỗi lần hành kim 1 phút, sau lưu kim 10 phút, liên tục hành kim 3 lần thì rút kim. Trong quá trình châm, sắc môi bệnh nhân dần hồi phục bình thường, sắc mặc dần thấy hồng nhuận. Rút kim cho bệnh nhân sau khoảng 10 phút, nói đau bụng cải thiện rõ rệt so với trước.

Khai tứ quan đặc biệt hiệu quả trong điều trị chứng uất ức, tăng huyết áp, đau nửa đầu, trúng phong hậu di chứng, liệt mặt, thống kinh…

Cùng chuyên mục

Giang Nam Trình Thị Châm Cứu – Tổ Truyền “ Tiền Huyền Chung huyệt “ – Đặc Trị Liệt Chi Dưới và Thần Kinh...

Vị trí : Huyệt này nằm trên Kinh Dương Minh Vị, trên đường nối giữa Túc Tam Lý và Giải Khê, trên huyệt Giải Khê...

[Đổng Thị Kỳ Huyệt] – Chuyên Đề Về Liệt VII

Liệt mặt ngoại biên là liệt toàn bộ các cơ ở một bên mặt, gồm mặt trên và mặt dưới, do liệt dây thần...

Loét Bàn Chân Tiểu Đường

BN cũng đi khám Tây y cho thuốc và dặn dò vệ sinh chăm sóc vết thương kỹ, chứ không là đoạn chi . Vì...

Chia sẻ một trường hợp áp dụng Đầu Châm Chu Thị để giảm đau nhanh chóng

Bn nam 48 tuổi,đau vùng hông- bẹn phải sau khi ngủ dậy vào buổi sáng ,đau nhói dữ dội khi đi lại, giảm khi...