CÁC LOẠI PHƯƠNG HUYỆT
PHƯƠNG HUYỆT DỰ PHÒNG (PHÒNG BỆNH)
BỒI DƯỠNG TRUNG KHÍ PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Thái Ất Thần Châm”.
2. Nhóm huyệt: Túc tam lý.
3. Cách dùng: Châm kim chừng 15 phút. Bệnh thuộc hư hàn sau khi rút kim gia thêm cứu.
4. Công dụng: Hòa trung khí, lý Tỳ Vị, thăng thanh giáng trọc. Thông trường tiêu trệ. Sơ phong hóa thấp. Bổ trợ chính khí, phòng ngừa bệnh tật.
5. Giải thích: Túc tam lý là “Thổ huyệt” ở trong Thổ, vì Tỳ Vị ở trong ngũ hành thuộc về Thổ. Cho nên nó được xem như là “Thổ ở trong Thổ”. Túc tam lý lại là “Hợp huyệt” của kinh Túc Dương minh Vị. Thổ có thể sinh ra vạn vật lại cũng có thể là cho nát thối vạn vật. Vị là biển của ngũ cốc là gốc của hậu thiên, ngũ tạng lục phủ của con người đều nhờ vào sự vượng suy của Vị khí để nuôi dưỡng cho chính mình. Nếu có đủ Vị khí thì sinh, thiếu Vị khí thì chết. Vì thế, huyệt Túc tam lý có thể làm cho kiện Vị khí và bổ sự hư tổn của tạng phủ, nó có giá trị như “Độc sâm thang”. Do đó, người ta cho huyệt Túc tam lý là huyệt bảo dưỡng cho toàn thân vậy.
6. Gia giảm: Nôn mửa gia Trung quản, Gian sứ. Táo bón gia Tam âm giao, Hợp cốc, Nội quan. Tê chân gia Hoàng khiêu, Phong thị.
* Ghi chú: Vị thuộc “Mậu thổ” ở Trung tiêu lấy “hòa” và “giáng” làm con đường thuận. Tỳ thuộc “Kỷ thổ” lấy “Thăng” và “Phát” làm sở trường riêng. Vị thuộc phủ, thuộc dương, tính khéo léo về làm nhuận và ghét táo, còn Tỳ lại thuộc tạng, thuộc âm, tính ưa táo mà ghét thấp. Tỳ chủ về thăng khí đi lên, còn Vị chủ về gián trọc đi xuống. Tỳ và Vị cùng làm biểu lý cho nhau, còn kinh mạch cùng làm lạc và thuộc. Tỳ cũng như Vị cùng có nhiệm vụ làm tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa cái tinh vi. Dùng huyệt này sẽ hoàn thành công năng thu nạp và vận hóa. Cho nên, nếu Tỳ Vị được mạnh thì ăn uống sẽ được, dinh dưỡng đầy đủ thân thể mới tráng kiện. Khi châm bổ Túc tam lý thì thăng được dương khí và ích Tỳ, châm tả sẽ thông dương khí và giáng trọc, tiêu tích, trừ trướng. Trẻ con bản chất thuần dương không nên cứu huyệt này.
BẢO MỆNH DIÊN THỌ PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Biển Thước Tâm Thư”.
2. Nhóm huyệt: Quan nguyên, Khí hải, Mệnh quan, Trung quản.
3. Cách dùng: Cứu thứ tự các huyệt Quan nguyên, Khí hải, Trung quản, Mệnh quan (tức Thực độc). Mỗi huyệt cứu 10 – 15 phút, hoặc cứu 5 – 10 lửa, có thể dùng kim châm.
4. Công dụng: Bồi bổ nguyên khí, ích Thận cố tinh.
5. Chủ trị: Khí huyết suy nhược của người già, hụt hơi, biếng nói, hồi hộp, chóng mặt, ù tai, lừ đừ mệt mỏi, ăn ít, tay chân lạnh. Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế nhược. Còn dùng được trong các chứng trạng không rõ ràng mà muốn có tác dụng nâng cao sức khỏe.
6. Giải thích: Huyệt Khí hải thuộc Nhâm mạch là huyệt chủ yếu trong phương này. Trong “Đồng nhân du huyệt châm cứu đồ kinh” ghi rằng: “Khí hải là biển sinh khí của nam giới”. “Châm cứu tư sinh kinh” cũng ghi: “… làm biển cho nguyên khí, đó là huyệt Khí hải, nơi mà nguyên khí của con người sản sinh ra”. Thường cứu vào huyệt này có tác dụng bồi bổ nguyên khí và ích Thận cố tinh.
Huyệt Quan nguyên là nơi hội tụ của Nhâm mạch và ba kinh âm của chân. Cứu vào huyệt này sẽ ôn Thận cố tinh, bổ khí hồi dương, thông điều Xung Nhâm, thanh lý hạ tiêu. Thường kết hợp với Khí hải để tráng dương.
Huyệt Trung quản là mộ huyệt của Vị, cứu vào đó làm cho bổ ích Tỳ Vị để bổ nguồn sinh hóa ra khí huyết, bổ hậu thiên để dưỡng phần tiên thiên. Cho nên có sự giúp đỡ của Khí hải để tăng phần phò chính khí bồi dưỡng nguyên khí, đuổi tà khí phòng ngừa bệnh tật.
Huyệt Mệnh quan, cứu vào đó có thể làm cho kiện vận được Tỳ Vị, trợ thêm huyệt Trung quản để sinh khí cho hậu thiên, hợp với huyệt Khí hải để làm mạnh nguồn sinh khí.
Tất cả các huyệt trên hợp lại có tác dụng làm mạnh phần tiên thiên để tăng sinh khí, dưỡng hậu thiên để sinh khí huyệt. Ở con người vào thời kỳ cuối đời, dương khí suy kiệt, khi hạ nguyên đã bị hư tổn thường cứu vào những huyệt này để tăng cường tuổi thọ.
7. Gia giảm: Hồi hộp, đánh trống ngực gia Nội quan, Thần môn để ích Tâm khí, an Tâm thần. Chóng mặt, ù tai gia Bách hội, Phong trì để ích tủy, mạnh não. Ăn ít gia thêm Túc tam lý để làm kiện vận khí của Tỳ Vị.
* Ghi chú: Có nhiều huyệt khác có thể dùng trong tăng sức khỏe như Thần khuyết, Túc tam lý, Đại chùy, Phong môn, Thân trụ, Cao hoang, Dũng tuyền. Tất cả đều có thể dùng phép cứu.
DỰ PHÒNG TRÚNG PHỦ PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Vệ Sinh Bửu Giám”.
2. Nhóm huyệt: Bạch hội, Kiên ngung, Khúc trì, Phong thị, Túc tam lý, Tuyệt cốt, Phát tế.
3. Cách dùng: Châm (Có thể tùy theo mạch để cứu các huyệt theo thứ tự như trên, mỗi huyệt một lần cứu 5 – 7 lửa hoặc 10 phút. Nếu bệnh bên trái thì cứu bên phải, bệnh bên phải thì cứu bên trái).
4. Công dụng: Bổ ích khí huyết, sơ thông kinh lạc.
5. Chủ trị: Có triệu chứng đầu tiên của trúng phong hoặc trúng phong giai đoạn đầu. Hễ người bệnh lớn tuổi có các triệu chứng của Can dương vượt lên như khí hư, nhiều đàm hoặc chóng mặt, hồi hộp, có khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của trúng phong như cứng lưỡi, nói ngọng nghịu không rõ, tê các đầu ngón tay ngón chân. Hoặc tay chân mất cảm giác, da thịt không có cảm giác, hoặc miệng méo mắt xếch đột ngột, lưỡi cứng, chảy nước dãi ở khóe miệng, thậm chí liệt nửa người, kèm theo các triệu chứng sợ lạnh, phát sốt, tay chân co quắp, đau nhức khớp xương, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch phù huyền hoặc huyền tế là những triệu chứng trúng phong nhẹ, dùng những huyệt này.
6. Giải thích: Phương huyệt này phổ biến dùng cho những người cao tuổi khí hư, kinh lạc thất dưỡng, hoặc người chính khí bất túc, kinh lạc hư rỗng, do vệ khí bên ngoài không được kiên cố, phong tà thừa sự trống rỗng đó rồi nhập vào kinh lạc, khí huyễn nghẽn tắc vận hành không lưu thông làm gân mạch mất chức năng nhu dưỡng rồi gây ra bệnh. Dùng phép này để bổ ích khí huyết, sơ thông kinh lạc.
Bách hội là nơi “Tam dương ngũ hội”, cứu vào đó có thể ích khí sáng suốt, tuyên thông được phần dương của Đốc mạch, tăng cường sức vệ khí bảo vệ bên ngoài, nên huyệt này lấy làm huyệt chính. Kinh Dương minh là khi nhiều khí nhiều huyết. Chọn Kiên ngung, Khúc trì, Túc tam lý nhằm sơ thông khí của kinh thủ túc Dương minh để ích khí huyết, những huyệt này bổ trợ thêm cho huyệt trên. Phong trị, Tuyệt cố là huyệt của kinh Túc Thiếu dương kinh, cứu vào đó thì đuổi được phong, mạnh gân tráng cốt, phụ thêm cho những huyệt trên. Phát tế là huyệt kinh nghiệm trong dự phòng trúng phong, cứu vào để làm sứ.
7. Gia giảm: Can dương vượt quá, nên gia thêm Hợp cốc, Thái xung, Tứ quan để bình Can tiềm dương. Miệng méo mắt xếch, nên gia bên huyệt những huyệt tại chỗ để sơ đạo kinh khí nơi bị bệnh, làm cho khí huyết điều hòa, gân thịt được nhu nhuận thì bệnh sẽ khôi phục.
DỰ PHÒNG TRÚNG TẠNG PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Vệ Sinh Bửu Giám”.
2. Nhóm huyệt: Bách hội, Đại chùy, Phong trì, Kiên tỉnh, Khúc trì, Túc tam lý, Gian sứ.
3. Cách dùng: Tùy theo mạch để cứu theo thứ tự các huyệt trên, mỗi huyệt cứu 5 – 7 lửa, hoặc 5 – 10 phút.
4. Công dụng: Bình Can tức phong, thanh hỏa quét đàm, định Tâm khai khiếu.
5. Chủ trị: Phòng ngừa trúng phong. Chủ trị chứng trúng phong nhẹ, như bán thân bất toại, miệng méo mắt xếch, tiếng nói ngọng nghịu, chảy nước dãi hai bên khóe miệng, tê liệt mắt, run tay, lảo đảo, đàm nhiều rêu lưỡi trắng dơ, mạch huyền.
6. Giải thích: Chứng trúng tạng trong trúng phong phần nhiều do ở Tỳ mất chức năng vận hóa rồi tụ thấp lại sinh ra đàm, nghẽn tắt các kinh lạc làm mờ mịt các thanh khiếu, hoặc do ngũ chí quá cực độ làm cho Tâm hỏa thịnh lên một cách đột ngột, hoặc giận dữ quá tổn thương tới Can, Can dương nổi đột ngột, dẫn động tới Tâm hỏa làm phong hỏa cùng nhau bùng lên, âm dương trái lẻ nhau làm khí huyết cùng nghịch ngược lên trên làm cho Tâm thần hôn mê mà phát bệnh. Thông thường, bệnh tình tương đối nặng tiên lượng xấu. Vì thế, trong trị liệu sau khi bị bệnh gặp nhiều khó khăn, cho nên cần phải dự phòng khi chưa bị bệnh.
“Chứng trị hối bổ – Trúng phong” ghi rằng: “Người bình thường tay chân tê mất cảm giác, có khi chóng mặt, đó là triệu chứng đầu tiên của bệnh trúng phong, cần phải dự phòng trước.”
Đốc mạch là nơi thống lãnh các kinh dương, vì thế cứu Bách hội, Đại chùy nhằm điều Đốc mạch, làm cho khí hỏa của dương kinh thăng lên và thăng tiết được, chứng huyệt này là huyệt chiến lược. Cứu Phong trì, Kiên tỉnh nhằm điều kinh khí của Can và Đởm, dập tắt phong dương đi ngược lên, đó là những huyệt bổ sung. Cứu huyệt Túc tam lý là hợp huyệt của Túc Dương minh để kiện tỳ vận hóa được nguồn gốc sinh ra đờm, đó là huyệt phụ thêm. Gian sứ là kinh huyệt của Tâm bào, cứu vào đó thì định được Tâm an được thần, thông kinh hoạt lạc, hòa Vị khử đàm, là những huyệt dùng làm sứ. Các huyệt trên phối lại với nhau đều có công hiệu bình Can dập tắt phong, thanh hỏa quét đàm, định thần và khai khiếu.
7. Gia giảm: Miệng méo mắt xếch gia thêm Địa thương, Giáp xa, Toản trúc để sơ thông khí của kinh lạc, lưỡi ngọng gia thêm Liêm tuyền, Thông lý để khai Tâm khiếu, ngón tay run rẩy gia thêm Bát tà để thư kinh lạc. Chóng mặt đàm nhiều giam thêm Phong long để quét đàm thanh khiếu.
PHƯƠNG HUYỆT GIẢI BIỂU
I. LOẠI GIẢI BIỂU THỰC
SƠ PHONG GIẢI BIỂU PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Thái ất thần châm cứu”.
2. Nhóm huyệt: Bách hội, Đại chùy, Phong trì, Khúc trì, Hợp cốc.
3. Cách dùng: Trước tiên châm Bách hội, kế tiếp Đại chùy, Phong trì, sau đó châm Khúc trì, Hợp cốc làm tá, châm Bách hội sâu 2 phân, Đại chùy sâu 5 phân (tả), Hợp cốc, Khúc trì sâu 5 phân dùng thủ pháp bổ nhiều tả ít. Sau khi châm nếu thuộc phong hàn nên cứu vào 3 – 5 lửa, lưu kim 15 phút, nếu thuộc phong nhiệt thì dùng châm để tả mà không cứu. Ngoài ra, thầy thuốc còn phải biện chứng về hư thực cho rõ ràng. Nếu thể hư, phải trước bổ sau tả, hoặc bổ nhiều tả ít để phù trợ cho chính khí mà đuổi tà khí, nếu là thể thực thì trước tả sau bổ hoặc bình bổ bình tả, đuổi tà khí mà không làm cho chính khí tổn thương, tà khí lui thì chính khí khôi phục.
4. Công dụng: Sơ phong giải biểu, điều hòa dinh vệ.
5. Chủ trị: Các bệnh thuộc ngoại cảm phong hàn, gồm có các triệu chứng lục dâm tà khí còn ở biểu như phát sốt sợ lạnh, đau đầu, cứng cổ, lạnh lưng, đau thắt lưng, cứng cột sống, ê đau toàn thân, không ra mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn. Cũng như các chứng bệnh thuộc ngoại cảm phong nhiệt, gồm có các triệu chứng như phát sốt không sợ lạnh, đau đầu tự ra mồ hôi, miệng khát không muốn uống, rêu lưỡi vàng nhạt hoặc sẫm, mạch phù sác. Các chứng nêu trên dùng nhóm huyệt này gia giảm để trị liệu.
6. Giải thích: Bách hội là huyệt đứng đầu các dương khí, đó là nơi hội của Đốc mạch và Thủ, Túc Tam Dương. Nó thuần dương, chủ biểu, châm vào làm thăng dương khí, có tác dụng phò trợ chính khí và đuổi tà khí.
Đại chùy là hội huyệt của Đốc mạch và Thủ, Túc Tam Dương. Dùng để giải biểu, sơ tà. Tả nó làm cho thanh nhiệt, bổ nó làm cho tán hàn.
Phong trì là giao hội huyệt của kinh Thiếu dương và Dương Duy mạch. Dương Duy chủ dương khí ở biểu, châm nó tăng cường sức giải biểu.
Khúc trì là hợp huyệt của Thủ Dương minh, có khả năng đi ra biểu vào lý, đặc tính của nó chỉ có đi nhưng không gìn giữ, do đó dùng nó để dẫn tà khí xuất ra bên ngoài.
Hợp cốc là nguyên huyệt của Thủ Dương minh, đóng vai trò thăng giáng cho âm khí lẫn dương khí là huyệt trọng yếu chữa những bệnh nằm ở nửa thân trên.
Năm huyệt Bách hội, Phong trì, Đại chùy, Khúc trì, Hợp cốc kết hợp với nhau có tác dụng sơ phong, tán hàn, điều hòa dinh vệ.
7. Gia giảm:
– Đau đầu cứng cổ, gia Phong phủ châm sâu 3 phân, trước bổ sau tả, để làm sơ giải tà khí ở não phủ, tiết được hỏa khí và giảm đau.
– Trong ngực bứt rứt, tiểu vàng hoặc đỏ, gia Nội quan, châm sâu 5 phân dùng phép tả, để làm thanh Tâm tả nhiệt.
– Nói bậy, nói bạ, đại tiện thô táo, thuộc chứng thực của kinh Dương minh, gia Phong long, Túc tam lý để làm nhuận ở bên dưới, có khả năng sơ thông trường Vị, gia Dương Lăng tuyền để sơ Can giáng nghịch, lý khí thông lạc.
– Đau hông sườn, nôn mửa, gia châm Dương lăng tuyền, Chi cấu, đều dùng phép tả để sơ Can lý khí, giáng nghịch để chặn đứng nôn mửa.
– Ho, đàm vàng, ngực bứt rứt, khí suyễn gia Xích trạch châm bằng phép tả, Ngư tế cũng bằng phép tả, mục đích tả hỏa tà ở kinh Phế nhằm bình được chứng ho suyễn.
– Nghẹt mũi, chảy nước mũi trong, gia châm Thượng tinh, châm Ngư tế dùng phép bổ, Nghinh hương sâu 3 phân dùng phép tả, làm thanh não lợi khiếu, cầm chảy nước mũi.
8. Ghi chú: Nhóm huyệt trên cũng còn phù hợp cho tà khí ở tại bán biểu bán lý của kinh Thiếu dương. Trong chứng sốt rét tủy phải phân biệt rõ ràng âm dương biểu lý, nhưng vấn đề hàn nhiệt vãng lai (Hàn nhiệt vãng lai: Khi nóng khi lạnh) thì chỉ có một. Tất cả đều lấy điều hòa dinh vệ, phò chính khí làm chủ, tùy chứng để gia giảm kết quả rất khả quan.
THƯƠNG HÀN VÔ HÃN PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Châm cứu Giáp Ất Kinh”.
2. Nhóm huyệt: Phong trì, Thiên trụ, Thương dương, Quan xung, Dịch môn.
3. Cách dùng: Trước tiên châm Phong trì, Thiên trụ bằng phép tả, lưu vê kim 1 – 3 phút. Sau đó châm Thương dương, Quan xung, Dịch môn, đều lưu kim 20 phút, châm cạn.
4. Công dụng: Phát hãn giải biểu.
5. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, phát sốt sợ lạnh, không có mồ hôi, nhức đầu mình đau, cổ gáy cứng đơ, lưng đùi ê ẩm nhức nhối, chất lưỡi hồng nhạt, rêu trắng mỏng, mạch phù khẩn.
6. Giải thích: Phong trì là huyệt Hội của kinh Túc Thiếu dương Đởm và Dương Duy. Thiên trụ là huyệt thuộc kinh Túc Thái dương, tả vào những huyệt này nhằm phát hãn giải biểu, sơ tán phong hàn, đồng thời sơ phong kinh khí của Túc Thái dương Đởm kinh. Khi trị cổ gáy cứng đau kết hợp hai huyệt này làm huyệt chính.
Thương dương là Tỉnh huyệt của kinh Thủ Dương minh Đại trường. Phế và Đại trường cùng biểu lý cho nhau, châm vào đó có thể thanh giải biểu nhiệt.
Quan xung là Tỉnh huyệt của kinh Thủ Thiếu dương Tam tiêu, là nơi giao thông kinh khí giữa âm và dương, nhằm đạt tới phò trợ chính khí để kháng với tà khí là huyệt phối chính yếu trong phương này.
Dịch môn là Vinh huyệt của Tam tiêu. Tam tiêu chủ về khí của toàn thân, vì thế cho nên có thể thấu nhiệt mà đạt ra biểu, dùng nó làm tá sứ.
Phát sốt không có mồ hôi, nhức đầu mình đau, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn là thuộc biểu thực chứng, nên dùng phép tả để trị. Sách “Nội kinh” ghi rằng: “Mình nóng như lửa, ra mồi hôi như tắm”. Thực thì tả, nên phương này nên phương này các huyệt Phong trì, Thiên trụ đều dùng phép tả, lưu vê kim 1 – 3 phút mới có thể thu được hiệu quả phát hãn. Thương dương, Quan xung, Dịch môn vì nằm nơi da thịt mỏng nên châm vào là được không cần thủ pháp.
7. Gia giảm: Phát sốt sợ lạnh, đau bức rức trong xương cốt, có thể gia Đại chùy, Phong môn bằng phép tả, để tăng cường sức đuổi phong tán hàn.
NGƯ TẾ THÔNG HÃN PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Loại kinh đồ dực”.
2. Nhóm huyệt: Ngư tế, Kinh cừ, Thông lý, Tam gian, Tam lý.
3. Cách dùng: Trước tiên châm Ngư tế, Kinh cừ, Thông lý, Tam gian. Châm cạn, dùng phép tả. Sau đó, châm Túc Tam lý bằng phép bổ. Nếu hàn nhiều có thể cứu Ngư tế, Kinh cừ, Thông lý, mỗi nơi 3 – 5 lửa, cứu Tam gian, Túc Tam lý 7 – 10 lửa.
4. Công dụng: Tuyên tán Phế khí, phát hãn giải biểu.
5. Chủ trị: Thương hàn không có mồ hôi, phát sốt sợ lạnh, nhức đầu có ho, tức ngực thở gấp, họng thanh quản khô đau, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.
6. Giải thích: Ngư tế là Vinh huyệt của kinh Thủ Thái âm Phế, có công năng thanh tả Phế nhiệt, thông lợi yết hầu, đóng vai trò tuyên Phế giải biểu giảm ho, là huyệt chính của phương này. Kinh cừ là Kinh huyệt của Thủ Thái âm Phế, thuộc Kim, có thể trợ với Ngư tế để tuyên Phế giải biểu.
Thông lý là Lạc huyệt của kinh Tâm. Tâm và Phế đều ở phần thượng tiêu, nó đóng vai trò điều trị Tâm khí và hiệp trợ với sức tuyên tán của Phế khí.
Tam gian là huyệt thuộc Thủ Dương minh Đại trường kinh, Đại trường và Phế có tương quan biểu lý, tả vào đó, có tác dụng phát hãn giải biểu. Bổ huyệt Túc Tam lý có thể phù được chính khí mà đuổi tà khí.
Khi phong hàn xâm lấn vào biểu vì Phế hợp với bì mao cho nên biểu khí trở ngại sinh ra Phế khí bế tắc. Hàn tà trở ngại ở biểu thì phép hãn là phương pháp quốc sách “Tố Vấn – Ngọc Cơ chân tạng luận” ghi rằng: “Phong hàn bám ở người, làm cho sởn gai, da lông bít tắc rồi sinh nhiệt, gặp khi ấy phải phát ra cho được mồ hôi”. Muốn phát cho ra được mồ hôi phải tuân thủ hai điều kiện sau: Thứ nhất, khí huyết phải thịnh vượng thì chính khí mới thắng được tà khí, chính khí cường thịnh dĩ nhiên khí huyết phải sung mãn, mồ hôi có nguồn gốc, tà khí có thể nương theo mồ hôi mà đạt giải ra ngoài. Thứ hai, Phế khí phải được tuyên tán, thượng tiêu như sương mờ, có thể chưng thoát được chất mồ hôi ra ngoài, lại thêm Phế hợp với bì mao, Phế khí tuyên thì tấu lý khai mở, biểu tà mới có đường ra. Do đó, chứng thương hàn phát sốt, không mồ hôi, ho phải lấy phương pháp tuyên tán Phế khí, phát hãn giải biểu, phò trợ chính khí làm phương pháp đứng đầu trong trị liệu.
7. Gia giảm: Sợ lạnh, phát sốt nặng, gia thêm Đại chùy, Khúc trì bằng phương pháp tả, nhằm tăng sức giải biểu để lui nhiệt. Cổ gáy cứng đau, gia thêm Thiên trụ, dùng phép tả để hành khí ở Thái dương. Nhức đầu, gia thêm Thái dương, dùng phép tả để tả tà khí ở đầu mắt.
GIẢI BIỂU THANH NHIỆT PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Châm cứu tập cẩm”.
2. Nhóm huyệt: Phong trì, Đại chùy, Đào đạo, Thân trụ, Hợp cốc, Thiếu thương.
3. Cách dùng: Trước tiên châm Phong trì, Đại chùy, Đào đạo, Thân trụ, Hợp cốc bằng phép tả hoặc với thủ pháp Thấu thiên lương, lưu kim hơn 20 phút, sau đó dùng kim Tam lăng châm ra máu ở huyệt Thiếu thương.
4. Công dụng: Sơ phong giải biểu, thanh nhiệt lợi yết hầu.
5. Chủ trị: Phát sốt sợ gió, đầu nhức có mồ hôi hoặc không, sưng đau họng thanh quản, ho nôn ra đàm vàng, miệng khô muốn uống, chót lưỡi đỏ, rêu trắng mỏng, mạch phù sác.
6. Giải thích: Đại chùy là huyệt Hội của Đốc mạch và sáu dương kinh ở tay chân. Đào đạo là nơi hội của Đốc mạch và Túc Thái dương, Thân trụ là huyệt của Đốc mạch, tả vào ba huyệt trên nhằm tác dụng thêm giải biểu thối nhiệt, ấy là huyệt chủ yếu của phương này.
Phong trì là nơi hội của Túc Thiếu dương và Dương Duy. Tả vào huyệt này nhằm tán phong thối nhiệt, phối hợp với ba huyệt trước để tăng cường chức năng giải biểu.
Hợp cốc là Nguyên huyệt của Thủ Dương minh Đại trường, huyệt này cũng có thể tán được phong và làm lui nhiệt.
Thiếu thương là Tỉnh huyệt của Thủ Thái âm Phế kinh, châm nặn ra tí máu nhằm thanh Phế nhiệt, lợi yết hầu.
Sáu huyệt kết hợp lại với nhau ở trên đóng vai trò ngoài thì giải biểu tà, còn bên trong thì thanh tà nhiệt.
Chứng ngoại cảm phong nhiệt thường hay do cảm phải tà của phong nhiệt rồi gây ra, chính khí và tà khí giao tranh ở ngoài thể biểu vì thế cho nên phát sốt sợ gió. Nếu nhiệt thịnh thì thể biểu sơ hở cho nên có mồ hôi, nếu nhiệt tà không thịnh lắm thì tấu lý thu lại vì thế không có mồ hôi ra Phong nhiệt phạm vào Phế cho nên đau họng, ho nên ra đàm vàng. Đang lúc ấy, phải nên lấy sơ tán phong nhiệt làm chủ, đồng thời bổ sung thêm thanh lợi Phế nhiệt để trị liệu. Đốc mạch là nơi hội của các dương kinh, tả vào huyệt trên đó có tác dụng thối lui được nhiệt, cho nên trong phương này lấy kinh huyệt trên Đốc mạch làm chính. Còn căn cứ thêm nguyên tắc “thiệt tắc tả chi”, “nhiệt tắc tật chi”, vì thế phương huyệt này hay chọn dùng các thủ pháp lúc châm là “Thấu thiên lương” hoặc tả pháp.
7. Gia giảm: Ho ra đàm nhiều, gia thêm Phế du, Liệt khuyết, châm bằng phép tả để thanh Phế hóa đàm. Nhức đầu nhiều, gia Thái dương, Thượng tinh cũng bằng phép tả lúc châm để thanh tà ở vùng đầu.
CỨU HÀN NHIỆT PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Châm cứu Giáp ất kinh”.
2. Nhóm huyệt: Đại chùy, Trường cường, Kiên ngung, Kinh môn, Dương phụ, Hiệp khê, Thừa sơn, Côn lôn, Thiên đột, Đại lăng, Ngoại quan, Khí xung, Tam lý, Xung dương, Bách hội.
3. Cách dùng: Các huyệt trên, dùng châm hoặc sau đó dùng Ngải chú mà cứu. Trước tiên cứu Đại chùy, lấy tuổi của người bệnh để làm cho số lửa cứu. Sau đó, cứu tiếp những huyệt còn lại, mỗi huyệt 5 – 7 lửa.
4. Công dụng: Khử phong tán hàn, giảm nhiệt cầm ho.
5. Chủ trị: Cảm mạo do phong hàn hoặc cúm lây lan, thấy các triệu chứng như phát sốt sợ lạnh, nhức đầu mình đau, xương cốt đau nóng, lưng đùi ê ẩm, nghẹt mũi chảy mũi nước, ho nôn ra đàm trắng, hoặc hơi khò khè, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hay đi phù khẩn hoặc phù sác.
6. Giải thích: Đại chùy là nơi hội của Đốc mạch và ba kinh dương tay chân, cứu vào nhằm đuổi phong tán hàn, làm cho sức giảm nhiệt mạnh lên.
Trường cường là huyệt khởi điểm của Đốc mạch, cứu vào huyệt này làm thông Đốc mạch lợi cho việc đuổi tà. Bách hội là nơi hội của Đốc mạch và Túc Thái dương, cứu vào đó nhằm tán phong hàn ở đầu để trị chứng đau đầu.
Ba huyệt này hợp lại làm chủ huyệt để tăng thêm sức thông Đốc mạch.
Kiên ngung, Dương phụ, Thừa sơn, Hiệp khê, Côn lôn, Đại lăng, Khí xung, Xung dương cứu vào các huyệt này nhằm thông điều kinh khí, sơ lợi được các khớp để trị các chứng đau nóng ở khớp xương, đau ê ẩm cả người, là những huyệt chủ yếu kết hợp trong phương này.
Vị trí của Thiên đột nằm ở yết hầu, cứu vào đó các tác dụng cầm ho hóa đàm, tuyên Phế bình suyễn. Cứu vào Quan nguyên, Túc Tam lý, Kinh môn để bổ ích cho khí tiên thiên cũng như khí hậu thiên nhằm phù trợ cho chính khí để đuổi tà khí.
Cảm mạo hay cảm cúm lây lan là do cảm phải độc tà gây ra, có tính truyền nhiễm cao và cấp tính. Với Đông y, người ta cho do phong hàn độc tà thừa cơ thể suy hư mà xâm nhập theo đường da lông làm cho cơ thể rối loạn vinh vệ, nên có triệu chứng phát sốt sợ lạnh. Tà khí vinh phạm vào kinh lạc khớp xương làm cho toàn thân và xương khớp đau nhức. Phế hợp với bì mao, tà khí vào trong Phế hệ, gây ra các chứng ho suyễn, nôn ra đàm trắng. Vì là tà của phong hàn nên biểu hiện mạch phù khẩn. Nếu phong hàn hóa nhiệt thì biểu hiện mạch phù sác, cho nên đương lúc bị bệnh nên dùng phép sơ tán phong hàn để trị và tuyên Phế giảm ho làm kết hợp. Theo nguyên lý “Tà chi sở tấu, kỳ khí tất hư”, cho nên trong lúc trị liệu cần phải nên bổ trợ khí của tiên hậu thiên để phò trợ chính khí khử trừ tà khí làm nhanh lành bệnh.
7. Gia giảm: Ho nhiều gia cứu Phế du 5 – 7 lửa để tuyên Phế giảm ho. Phòng ngừa cảm mạo, có thể chọn cứu Đại chùy, Túc Tam lý, dùng Ngải điếu cứu 5 – 10 phút.
II. LOẠI GIẢI BIỂU HƯ
NHỊ PHONG PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Thương hàn luận”.
2. Nhóm huyệt: Phong trì, Phong phủ.
3. Cách dùng: Trước hết châm huyệt Phong trì, sau đó châm Phong phủ, bằng thủ pháp bình bổ bình tả, vê kim 1 – 2 phút, lưu kim 20 phút.
4. Công dụng: Khu phong giải biểu.
5. Chủ trị: Phát sốt, sợ gió, nhức đầu chóng mặt, mồ hôi ra không thông lợi hoặc không có mồ hôi, thở kêu nôn khan, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoãn hoặc phù huyền.
6. Giải thích: Phong trì là hội của kinh Thủ Túc Thiếu dương và Dương Duy, tả vào đó có thể đuổi phong giải biểu hàn lui nhiệt hạ, đồng thời trị được chứng đau đầu. Trong phương huyệt này dùng nó làm chủ huyệt. Trong “Châm cứu tụ anh” ghi rằng: “Huyệt Phong trì chủ ớn rùng mình, hàn nhiệt, thương hàn ôn bệnh mà mồ hôi không thoát ra ngoài, nhức một bên đầu hoặc chính giữa đầu…”.
Phong phủ là huyệt hội của Đốc mạch và Dương Duy, châm vào sẽ thông Đốc mạch trợ cho kinh khí Thiếu dương để đuổi tà, nhờ vậy mà hạ nhiệt. “Châm cứu tụ anh” ghi rằng: “Huyệt Phong phủ chủ lạnh run xuất mồ hôi, mình mẩy nặng nề, sợ lạnh nhức đầu”.
Hai huyệt Phong trì và Phong phủ kết hợp lại với nhau nhiều làm cho dương khí được thông, mạch chính khí nhờ thế mà trừ được ngoại tà.
Chứng trúng phong Thái dương là chỉ chứng cảm nhiễm phải phong tà rồi gây ra các triệu chứng phát sốt, sợ gió, có mồ hôi, nghẹt mũi, nôn khan mạch phù hoãn. “Thương hàn luận” ghi rằng: “Trúng phong Thái dương bởi do dương phù mà âm nhược, khi dương phù lên thì sốt tự phát ra, khi âm nhược thì mồ hôi tự chảy, gai gai, muốn sợ lạnh, rợn rợn muốn sợ gió, hâm hấp phát sốt, nghẹt mũi nôn khan, dùng Quế chi thang làm chủ”. Sau khi cảm phải phong tà, vệ khí bị tổn thương cho nên gây ra sợ gió, sợ lạnh. Phế hợp với bì mao, tà khí bám ở biểu, khi Phế khí không thông lợi thì thở kêu, đưa tới chỗ Vị khí nghịch lên trên tạo ra nôn khan, chứng này nên dùng Quế chi thang để điều hòa vinh vệ thì các triệu chứng trên tự giảm lui. Tuy nhiên, nếu với các chứng trên uống Quế chi thay vào mà vô hiệu là do biểu tà quá nhiều làm ách tắc kinh lạc vì thế cho nên thuốc không thể thắng bệnh được, khi ấy nên châm vào Phong trì, Phong phủ để thông điều kinh khí, chống trả tà khí ra ngoài bệnh mới mau hồi phục nhanh được. Bài này có thể dùng cho Thái Thiếu hợp bệnh trong lúc Thái dương bệnh chuyển vào Thiếu dương bệnh.
7. Gia giảm: Ho, nghẹt mũi, chảy mũi nước, gia thêm Thượng tinh, Nghinh hương, Phế du, châm bằng phương pháp tả để tuyên Phế thông khiếu và giảm ho.
Phát sốt, mình đau, gia thêm Đại chùy, châm tả để tăng cường sức sơ phong thối nhiệt.
PHONG THỦY PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Châm cứu Ất giáp kinh”.
2. Nhóm huyệt: Thượng tinh, Y hy, Thiên dũ, Phong trì.
3. Cách dùng: Trước tiên châm huyệt Thượng tinh, châm kim lòn dưới da. Sau đó trực châm với phép tả các huyệt Thiên dũ, Phong trì, Y hy, lưu kim 20 phút.
4. Công dụng: Khu phong hành thủy.
5. Chủ trị: Húp thủng mi mắt, sau đó phù toàn thân, láng da, bìu dái sưng tấy, bệnh thể nhanh chóng, khớp tay khớp chân nhức mỏi, tiểu không thông, thường có các triệu chứng sợ lạnh, sợ gió, phát sốt. Rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn. Hoặc có các triệu chứng họng thanh quản sưng đau, chất lưỡi hồng, mạch phù sác.
6. Giải thích: Phong trì là huyệt chủ yếu đuổi phong ở đầu, nó thuộc kinh Thiếu dương, Phong trì là huyệt chính của phương này. Y hy là huyệt thông với Thái dương kinh trợ với Phong trì để đuổi phong hàn.
Thiên dũ là huyệt nằm ở cổ gáy thuộc kinh Tam tiêu, có thể hành khí tán thủy dùng trong triệu liệu chứng sưng húp mà dương khí thông thì thủy dễ hành, đây là huyệt bổ trợ quan trọng cho phương này.
Phong Thủy là do phong tà bên ngoài xâm lấn gây nên. Phong là dương tà, tính của nó đi lên trên, khi phong và thủy cùng nhau xô xát thì sưng húp từ trên xuống dưới xu thế nhanh chóng, khi kinh khí không thông lợi thì các khớp tay chân nhức mỏi đau đớn, khí ở Tam tiêu và Bàng quang không hóa được, mất chức năng của nó thì tiểu tiện không thông lợi, phong tà xâm lấn vào biểu cho nên xuất hiện các triệu chứng sợ lạnh phát sốt. Nếu có các triệu chứng họng sưng đau, chất lưỡi hồng, mạch phù sác là phong thủy kết hợp với nhiệt.
Thế cho nên trong trị liệu trước tiên phải đuổi phong trước đã, kế đến là hành thủy lợi thấp. Do phong thủy là bởi cảm phải ngoại tà cho nên khi châm tất cả các huyệt đều dùng phép tả để đạt tới công việc đuổi tà có kết quả.
7. Gia giảm: Húp phù mặt gia Thủy cấu, Thượng Cự hư, bằng phương pháp tả để hành khí hóa thấp và tiêu sưng.
Sưng húp mắt cá chân gia thêm Xung dương, Chiếu hải bằng cách châm tả nhằm hóa thấp tiêu sưng.
Phù thủng, húp toàn thân gia Thủy phân, Thận du, Âm Lăng tuyền bằng cách bình bổ bình tả, kết hợp với cứu Ngải chú 7 – 10 lửa để ôn dương hành khí và lợi thủy.
Phát sốt, sưng đau họng thanh quản, mạch phù sác, gia Đại chùy, Hợp cốc, Thiếu thương, bằng cách châm tả để đuổi phong thanh nhiệt, thanh lợi họng và thanh quản.
III. LOẠI GIẢI KỈNH
HẠNG CƯỜNG PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Y học cương mục”.
2. Nhóm huyệt: Thừa tương, Phong phủ, Hậu khê.
3. Cách châm: Trước hết châm huyệt Thừa tương, chỉ vê kim mà đừng thủ pháp đề tháp, chỉ dùng thủ pháp bình bổ bình tả là được. Sau đó châm huyệt Phong phủ, châm trực thích với phép tả. Tất cả đều vê trong 1 – 2 phút, sau đó lưu kim 20 phút. Trước khi châm kim vào có thể dùng xoa bóp để tăng cường thêm hiệu quả.
(Kỉnh, Kính: Bệnh có triệu chứng thân mình cứng rắn, uốn ván, miệng cắn chặt không nói được).
4. Công dụng: Sơ phong tán hàn, thông kinh giải thống.
5. Chủ trị: Vùng cổ gáy cảm phải tà do phong hàn làm cho cổ gáy cứng đơ đau đớn khó chịu không quay qua quay lại được hoặc các loại nguyên nhân gây ra cứng cổ.
6. Giải thích: Phong phủ là huyệt thuộc Đốc mạch, tả vào đó có thể đuổi phong hàn, lại cũng có thể điều được kinh khí để giảm đau nhức ở vùng cổ gáy, Phong phủ là huyệt chủ yếu của phương này.
Hậu khê là huyệt giao hội của bát mạch, nó thuộc kinh Thủ Thái dương thông với Đốc mạch, cũng có thể thông điều được kinh khí ở Đốc mạch, làm hoãn giải được đau nhức và co cứng ở gáy, là phối huyệt chủ yếu trong phương này.
Thừa tương là huyệt thuộc Nhâm mạch cùng thông với Đốc mạch, cho nên châm Thừa tương có thể sơ đạo được kinh khí Nhâm Đốc, có tác dụng thông kinh giảm đau, huyệt này làm tá sứ trong phương này.
“Hạng cường” hay “Lạc chẩm” là hai chứng gọi là cứng gáy hay đau vai gáy, nguyên do phần lớn bởi vùng gáy cảm phải phong hàn hoặc khi ngủ vùng gáy không thích hợp làm cho kinh khí không thông lợi, gân mạch, cơ nhục mất nhu dưỡng của vinh huyết, rồi đưa tới cứng gáy gây đau nhức, phương pháp trị liệu cần phải khử trừ tà phong hàn tại chỗ ấy, để điều hòa kinh khí tại cục bộ làm cho vinh vệ vận hành được bình thường, tự nhiên đau lưng gáy được giải trừ.
7. Gia giảm: Cổ gáy đau nhức quá có thể gia thêm Thiên trụ, Phong trì bằng phép tả, để tăng cường công hiệu thông kinh giảm đau. Sau khi châm kết hợp thêm bầu giác, xoa, bóp, áp nóng để hiệu quả nhanh chóng hơn.
THƯƠNG HÀN PHÁT KỈNH PHƯƠNG
- Xuất xứ: “Châm cứu đại thành”.
2. Nhóm huyệt: Khúc trì, Hợp cốc, Nhân trung, Phục lưu.
3. Cách dùng: Trước tiên châm Nhân trung bằng phương pháp tả, sau đó châm Khúc trì, Hợp cốc cũng dùng phép tả, kế đến bình bổ bình tả huyệt Phục lưu, tất cả đều lưu kim 20 phút hoặc lưu kim cho tới khi hết co giật là thôi.
4. Công dụng: Thanh nhiệt khai khiếu, tức (dập tắt) phong giải kỉnh.
5. Chủ trị: Sốt cao mặt đỏ gây ra bởi thương hàn hoặc ôn bệnh, bứt rứt không yên, hai hàm răng nghiến nhau, lúc ngủ hồi hộp, tay chân quờ quạng, nặng lắm thì hôn mê, hai mắt trợn ngược, cấm khẩu, uốn ngược mình mẩy, toàn thân co rút, hô hấp cấp bách, mạch huyền sác.
6. Giải thích: Khúc trì là Hợp huyệt thuộc Thủ Dương minh Đại trường. Hợp cốc là Nguyên huyệt của Đại trường kinh. Tả vào hai huyệt này làm cho nhiệt tà dạt ra ngoài, có tác dụng giảm nhiệt, khi giảm được nhiệt thì giảm co cứng, cho nên hai huyệt này là huyệt chính của phương trên.
Nhân trung thuộc Đốc mạch, tả vào đó có thể khai được khiếu và tinh thần là huyệt chính trong lúc phối hợp.
Phục lưu là huyệt của Thận kinh, dùng phép bình bổ bình tả nhằm tư thủy hàm mộc (bổ thủy để nuôi dưỡng mộc), dập tắc phong để giải co cứng và đuổi tà giảm nhiệt. “Ngọc long ca” ghi rằng: “Thương hàn không có mồ hôi tả Phục lưu, mồ hôi nhiều nên dùng Hợp cốc”.
Thương hàn hoặc ôn bệnh nếu bệnh tà chưa giải được có thể chuyển từ biểu vào lý, khi nhiệt thịnh thì quậy đến thần minh xuất hiện hôn mê. Nhiệt cực sinh phong nên thấy tay chân quờ quạng co giật, hai mắt trợn ngược, cắn chặt răng, mình mẩy uốn ngược, toàn thân co rút, mạch huyền. Cho nên yếu điểm lúc trị liệu là phải thanh nhiệt khai khiếu, dập phong giải co giật. Phương huyệt này là phương căn bản, trên lâm sàng cần nên kết hợp với bệnh tình để gia giảm mới thu lượm được hiệu quả tốt hơn.
7. Gia giảm: Sốt cao hôn mê gia Đại chùy, Dũng tuyền châm tả, Thập tuyên châm nặng ra máu nhằm tăng cường hiệu quả thanh nhiệt khai khiếu.
Co giật, mình mẩy uốn ngược gia Thái xung, Cân súc, Dương Lăng tuyền, dùng phép châm tả để bình Can dập tắc phong giảm co giật.
PHƯƠNG HUYỆT BỔ SUNG
THƯƠNG HÀN DƯ NHIỆT BẤT THỐI PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Châm cứu tụ anh”.
2. Nhóm huyệt: Khúc trì, Hợp cốc, Túc Tam lý.
3. Cách dùng: Trước tiên châm tả các huyệt Khúc trì, Hợp cốc rồi vê 1 – 2 phút, lưu kim 20 phút. Sau đó châm bổ huyệt Túc Tam lý, lưu kim 30 phút.
4. Công dụng: Phò chính khu tà, hành khí thối nhiệt.
5. Chủ trị: Thương hàn qua nhiều ngày mà dư nhiệt chưa lui hết, còn các triệu chứng phát sốt sợ lạnh, hoặc hơi sốt nhức đầu, toàn thân bải hoải, ăn uống kém, Tâm phiền, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch sác. Cũng còn có thể trị được các loại sốt nhẹ do các nguyên nhân khác gây ra.
6. Giải thích: Khúc trì là Hợp huyệt thuộc kinh Thủ Dương minh Đại trường, có thể đạt tới trường phủ bên trong là huyệt căn bản để thanh nhiệt, Khúc trì là huyệt chính của phương này. Hợp cốc là Nguyên huyệt thuộc kinh Thủ Dương minh. Tả vào hai huyệt này nhằm đạo khí và trừ tà khí để giải tán nhiệt tà.
Túc Tam lý là Hạ hợp huyệt của Vị, đó cũng chính là huyệt chính trong việc bổ khí và cường tráng. Bổ vào Túc Tam lý nhằm phò trợ chính khí để đuổi tà khí. Đó là dùng cả hai Thủ túc Dương minh nhằm bổ nguyên khí để đuổi tráng hỏa.
Thương hàn truyền kinh thông thường trong vòng 7 ngày, khi truyền hết lục kinh thì sốt nhẹ và các chứng tiêu trừ. Nếu như trên một tuần lễ mà nhiệt ở trên chẳng những chưa giảm lui mà chuyển thành hạ nhiệt xuống mức thường là do chính khí bất túc không đủ sức đề kháng với tà khí đi ra ngoài, rồi gây ra tà và khí lưu lại biến hóa thành chính khí hư mà tà lưu lại. Khi ấy, tà khí lưu nên có hơi sốt, sợ lạnh, chính khí hư thì bải hoải yếu ớt, ăn uống kém, phát sốt cho nên mạch đi sác. Lúc ấy phải phò trợ chính khí để đuổi tà khí mà trị. Phương này thích hợp trong cảm mạo do phong nhiệt, hoặc do hàn tà hóa nhiệt rồi nhập lý, biểu tán chưa được, dư nhiệt chưa lui và sốt nhẹ lâu ngày không lui mà không rõ nguyên nhân đều dùng được.
7. Gia giảm: Để nhiệt lâu ngày không lui gia Đại chùy bằng cách châm tả, vê kim 1 – 2 phút, lưu kim 20 phút, nhằm tăng cường sức giải biểu giảm nhiệt. Nếu kèm có ho, nôn ra đàm dãi vàng trắng, chảy nước mũi, gia thêm Phế du, Ngư tế, Phong long nhằm chỉ khái hóa đàm. Thương hàn quá kinh không giải được làm đầy tức hông sườn, nói mê sảng, gia Kỳ môn, Ẩn bạch bằng thủ pháp bổ bình tả nhằm hành khí khai uất.
ĐẠI CHÙY TIỆT NGƯỢC PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Ngược tật chuyên tập”.
2. Nhóm huyệt: Đại chùy, Gian sứ.
3. Cách dùng: Châm trước lúc cơn sốt rét lên chừng 2 giờ vào hai huyệt Đại chùy, Gian sứ, cứ cách 5 phút vê kim một lần, mỗi lần vê 1 – 2 phút, lưu kim 30 phút hoặc hơn, có khi lưu kim 30 phút hoặc hơn, có khi phải lưu kim tới lúc hết cơn, nếu thấy không tái phát thì rút kim.
4. Công dụng: Thông dương tiệt ngược.
5. Chủ trị: Sốt rét, trước khi lên cơn nổi da gai, mệt mỏi, sau đó lạnh run đánh khớp, tay chân ê ẩm đau mỏi, phải đắp chăn đôi vẫn chưa thấy ấm, sau cơn lạnh qua thì tới cơn sốt cao gần 400C, đầu nhức như búa bổ, khát nước muốn uống, miệng đắng lượm mửa, rêu lưỡi mỏng dính, mạch huyền. Cuối cùng thì toàn thân toát mồ hôi, sốt lui rồi thì cơ thể mát rượi, cứ như thế mà tái đi tái lại, có ngày lên một cử, có khi hai ngày lên một cử, có khi ba ngày lên một cử. Thời gian phát bệnh sớm dần, tà thấu vào dương phận, bệnh tình chuyển nhẹ có chiều hướng lành bệnh, nếu như bệnh thời gian giảm lui thì bệnh tình nặng hơn. Nếu sốt rét lâu ngày không khỏi, dưới hông sườn trái xuất hiện khối sưng là Ngược mẫu.
6. Giải thích: Đại chùy là Hội huyệt của Đốc mạch và Thủ Túc Tam Dương kinh, tả vào Đại chùy nhằm thông dương và đuổi tà, đuổi được ngoại tà thì lui được sốt cao.
Gian sứ là kinh huyệt thuộc Thủ Quyết âm kinh, có thể hóa được đàm trừ được thấp, Gian sứ cũng là nghiệm huyệt để chuyên trị sốt rét. “Trửu hậu ca” ghi rằng: “Sốt rét hàn nhiệt thật nên sợ, cần biết hư thực để dùng ý, khi châm Gian sứ nên tới Chi cấu, cứu huyệt Đại chùy 7 lửa hay như thần.”
Chứng bệnh sốt rét là do muỗi đốt, Anophen là nguyên nhân của chứng bệnh này, có loại cách nhật, có loại cách 3 ngày, có loại ác tính. Đông y cho rằng sốt rét là do cảm phải tà độc của phong hàn, thử, thấp, thừa lúc cơ thể suy yếu rồi xâm nhập vào ở Đốc mạch, bám vào bán biểu bán lý làm phong đàm trở ngại gây chính khí và tà khí giao tranh rồi sinh ra khi nóng khi lạnh, lâu ngày hao tổn tới khí môn, Tỳ du, dùng thủ pháp bình bổ bình tả gia thêm Ngải chú cứu vào 7 – 10 lửa. Sốt rét lâu ngày không bớt gia thêm Chí dương, chích nặn ra máu, Túc Tam lý với thủ pháp bình bổ bình tả để phò trợ chính khí ma đuổi tà khí.
PHƯƠNG HUYỆT THANH NHIỆT TẢ HỎA
I. LOẠI THANH NHIỆT TẠNG PHỦ
THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Thái ất thần châm cứu”.
2. Nhóm huyệt: Thiếu thương, Thương dương, Hợp cốc.
3. Cách dùng: Trước tiên châm huyệt Thiếu thương, Thương dương rồi nặn ra tí máu. Sau đó châm tả Hợp cốc, không lưu kim và không cứu. Nên căn cứ vào bệnh tình gặp nhiệt nên thanh, thực nên tả, hư nên bổ. Phải vận dụng linh hoạt.
4. Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, tuyên Phế, lợi thanh quản.
5. Chủ trị: Trị các chứng cổ họng sưng lớn, viêm họng sưng tuyến mang tai, ho xốc, nhức răng, tắt tiếng, đau mắt.
6. Giải thích: Thiếu thương là Tỉnh huyệt của Thủ Thái âm Phế kinh. Huyệt thuộc Mộc, mạch khí của Phế kinh bắt đầu từ đây phát xuất ra, kế tiếp theo là Vinh, Du, Kinh rồi tới Hợp huyệt là Xích trạch sau đó mới tập hợp vào tạng. Châm nặn máu ở đây nhằm tả khí nhiệt độc ở nội tạng.
Thương dương là Tỉnh huyệt của Thủ Dương minh Đại trường kinh. Huyệt thuộc Kim, mạch của nó liên lạc với Phế, châm ra máu tại đây sẽ thanh được Phế và thông lợi ở cổ họng nhằm sơ tiết được tà nhiệt.
Hợp cốc là Nguyên huyệt của Thủ Dương minh Đại trường kinh. Châm vào nhằm thông giáng kinh khí xuống, nhiệt của kinh khí Dương minh giáng xuống dưới với mục đích làm thanh được Phế khí.
Kết hợp cả ba huyệt Thiếu thương, Thương dương, Hợp cốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khai phát mao khiếu, thanh Phế lợi yết hầu, sơ tiết Trường Vị, để chữa các chứng ở yết hầu và đầu mắt.
7. Gia giảm: Nếu kèm thêm bệnh ngoại cảm phát sốt, sưng đau họng thanh quản, bứt rứt, tiểu đỏ. Trước tiên châm ra máu các huyệt Thập tuyên và Thập nhị Tỉnh huyệt, sau thêm Hợp cốc.
Nhiệt độc nặng, gia Quan xung, Trung xung, Thiếu trạch, nặn ra máu.
Cổ họng thanh quản sưng đau kéo dài không đỡ, gia Chiếu hải sâu 3 phân, trước bổ sau tả, lưu kim 10 phút.
Nội thương do ẩm thực gây ra ỉa mửa gia Trung quản châm sâu 5 phân, Túc Tam lý sâu 5 phân – 1 thốn, trước tả sau bổ, lưu kim 10 phút.
Nhiệt cực sinh phong làm co giật, lo sợ, nghiến răng, cắn chặt rang, mặt tái xanh, hai mắt trợn ngược, gia thêm Thập nhị Tỉnh huyệt, Thập tuyên, Bát tà. Nếu chuyển thành nguy cấp gia Thủy cấu, Phong phủ. Nếu chưa thấy đỡ gia Bách hội, Phong phủ, Phong trì, Tiền đình, Tố liêu, Mệnh môn.
TẢ VỊ NHIỆT PHƯƠNG
- Xuất xứ: “Tố vấn – Thủy nhiệt huyệt luận”.
2. Nhóm huyệt: Khí xung, Tam lý, Thượng Cự hư, Hạ Cự hư.
3. Cách dùng: Trước tiên châm huyệt Khí xung, sau đó tả các huyệt Tam lý, Thượng Cự hư, Hạ Cự hư. Sau khi kích thích đắc khí lưu kim 15 phút rồi rút kim.
4. Chủ trị: Tích nhiệt trong Vị, nhức răng xông lên đầu, mặt méo phát sốt, răng sợ nóng thích lạnh, hoặc loét chân răng, chảy máu chân răng, môi lưỡi má sưng đau, miệng sưng hôi, lưỡi hồng rêu vàng, mạch hoạt đại mà sác.
5. Giải thích: Phương huyệt này trị tích nhiệt trong Vị: người bẩm chất có nhiệt trong Vị, hoặc do ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều đồ cay nóng làm cho trong Vị bị tích thích lạnh, Vị là phủ đa khí đa huyết, Vị nhiệt có khả năng gây ra sinh nhiệt trong huyết phận, áp bức huyết vọng hành rồi thấy các chứng xuất huyết mũi hoặc loét chân răng, chảy máu chân răng; Vị kinh khí phận nhiệt thịnh, theo đường kinh rồi gây ra các chứng nhức đầu, mặt đỏ, môi lưỡi má sưng đau, miệng sưng hôi, lưỡi hồng rêu vàng, mạch hoạt đại mà sác.
Trong phương huyệt này chọn huyệt Khí xung, Túc Tam lý, Thượng Cự hư, Hạ Cự hư, tất cả đều thuộc về Du huyệt của Túc Dương minh Vị kinh. Túc Tam lý là “Hợp huyệt” của Vị kinh, lại là một trong “Tứ tổng huyệt”. Thượng Cự hư, Hạ Cự hư phân biệt ra thành “Hạ hợp huyệt” của Đại trường kinh và Tiểu trường kinh. Phương này dùng cả 4 huyệt nhằm thông điều kinh khí của Túc Dương minh Vị kinh, thanh tả uất nhiệt của Vị trường làm cho các triệu chứng trên tự khỏi, đó là phép trị rất cơ bản.
6. Gia giảm: Nhiệt nhiều quá gia Nội đình, Phong long để thanh tả Vị nhiệt. Nhức răng gia Giáp xa, Hạ quan, Địa thương để thông kinh giảm đau và chảy máu chân răng hoặc loét lợi răng gia Giáp xa, Nội đình, Đào đạo để thông kinh tả nhiệt. Bón gia Chi cấu để tả nhiệt thông đại tiện.
THANH HUNG NHIỆT PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Tố vấn – Thủy nhiệt huyệt luận”.
2. Nhóm huyệt: Đại trử, Ưng du, Khuyết bồn, Bối du.
3. Cách dùng: Trước tiên châm Ưng du, kế đến Đại trữ, Bối du. Tất cả đều tả, sau khi đắc khí lưu kim 15 phút rồi rút kim. Ở huyệt Khuyết bồn dùng kim Mai hoa gõ tới khi thấy ẩn huyết.
4. Công dụng: Thanh tả nhiệt tà ở trong ngực.
5. Chủ trị: Nhiệt ở trong ngực Phế quá nhiều, xuất hiện các triệu chứng phát sốt, ho, miệng khô bứt rứt, nặng lắm thấy thở gấp như suyễn càng nặng sau buổi trưa, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch tế sác.
6. Giải thích: Phương huyệt này là xử phương nhằm thanh tả tích nhiệt ở ngực Phế. Tâm và Phế là hai tạng nằm ở thượng tiêu trong ngực, khi trong ngực có nhiệt thì ảnh hưởng ngay tới Tâm Phế, nên thấy các chứng phát sốt, ho, thở gấp, bứt rứt, miệng khát. Trong phương huyệt này Ưng du tức là huyệt Trung phủ là Mộ huyệt thuộc Thủ Thái âm Phế tụ tập ở Du huyệt của vùng ngực bụng, có thể trị được bệnh tật của chính tạng phủ này và bệnh ở vùng ngực bụng. Khuyết bồn là Du huyệt thuộc kinh Túc Dương minh Vị, vùng ngực là nơi Túc Dương minh Vị đi qua, chọn huyệt Khuyết bồn nhằm điều hòa kinh khí của Túc Dương minh Vị kinh để tả nhiệt ở trong ngực. Hợp hai huyệt Trung phủ và Khuyết bồn có thể thanh trừ được nhiệt tà ở biểu lý vùng ngực. Đại trữ là Hội huyệt của Cốt. Bối du tức là huyệt Phong môn. Hai huyệt Đại trữ và Phong môn là Du huyệt thuộc kinh khí của Túc Thái dương kinh, đều có tác dụng sơ phong thanh nhiệt. Dùng chung cả bốn huyệt trên là theo phương pháp phối huyệt trước sau hay nơi khác hơn phối hợp giữa Du huyệt ở vùng lưng và Mộ huyệt ở vùng ngực bụng nhằm thanh trừ tà nhiệt ở trong ngực.
7. Gia giảm: Phát sốt nặng, gia Đại chùy để tả nhiệt, ho nặng gia Phế du, Thiên đột nhằm tuyên Phế, giảm ho. Bứt rứt gia Quyết Âm du, Nội quan, Thần môn nhằm trấn tịnh trừ nóng nảy bứt rứt trong người.
TẢ TÂM PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Bị cấp Thiên kim yếu phương”.
2. Nhóm huyệt: Liệt khuyết, Khúc trì.
3. Cách dùng: Tả mạnh ở huyệt Liệt khuyết, Khúc trì. Sau khí đắc khí lưu kim 15 phút rồi rút kim. Bứt rứt nóng nảy nhiều tả Khúc trì cho ra máu.
4. Công dụng: Thanh Tâm tả nhiệt.
5. Chủ trị: Phát sốt, bứt rứt, trong ngực phiền muộn, tay-cánh tay co duỗi, môi miệng khô rát, toát mồ hôi như hạt châu, lưỡi hồng, mạch tế sác.
6. Giải thích: Bệnh này là do phong nhiệt tà xâm nhập phạm cơ thể, tổn thương đến hai kinh Tâm Phế, kinh khí bị trở ngại nên phát sốt, Tâm phiền, môi miệng khô héo có các chứng nhiệt. Nên chọn Liệt khuyết là “Lạc huyệt” của kinh Phế để sơ phong thanh nhiệt, tuyên sướng khí cơ. Khúc trì là “Hợp huyệt” của Thủ Dương minh kinh Đại trường, Thiên “Linh khu – Tà khí tạng phủ bệnh hình” vạch ra: “Hợp huyệt chữa phủ bệnh”. Thiên “Linh khu – Tứ thời khí” lại đưa ra: “Tà khí ở phủ chọn dùng Hợp huyệt hai huyệt dùng chung, có thể tả nhiệt biểu lý, làm cho khí cơ tuyên sướng, kinh mạch thông lợi, thì phiền nhiệt giải được”.
7. Gia giảm: Tâm phiền nhiều gia châm Nội quan, Thần môn, Thông lý để thanh nhiệt an thần trừ phiền, sốt cao gia Đại chùy, Hợp cốc để thông kinh tả nhiệt, mồ hôi nhiều gia Âm khích, Phục lưu để tư âm thanh nhiệt, cố biểu chỉ hãn.
TIÊU KHÁT ĐA ẨM PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Bị cấp Thiên kim yếu phương”.
2. Nhóm huyệt: Thừa tương, Ý xá, Quan xung, Nhiên cốc.
3. Cách dùng: Châm Thừa tương, Ý xá, Quan xung, Nhiên cốc đắc khí lại châm Nhiên cốc. Sau khi châm Quan xung cho ra máu đều cùng phép tả, sau khí đắc khí lưu kim 30 phút, rút kim.
4. Công dụng: Thanh nhiệt tư âm, sinh tân chỉ khát.
5. Chủ trị: Bệnh tiêu khát chia làm “Tam tiêu”: Thượng tiêu: Lấy phiền khát, uống nhiều, miệng lưỡi khô ráo làm chủ, kèm thấy tiểu nhiều, ăn nhiều, chót lưỡi đỏ, rêu trắng mỏng, mạch hồng sác. Trung tiêu: Lượng ăn gấp bội hay ăn dễ đói, cồn cào, phiền nhiệt, mồ hôi nhiều, mạch hoạt sác. Hạ tiêu: Tiểu tiện tần sác (đái vặt), lượng nhiều hơi mà đặc, miệng lưỡi khô ráo, khát mà uống nhiều, xây xẩm, nhìn vật không rõ, gò má đỏ, hư phiền, hay đói mà ăn không nhiều, đau lưng mỏi gối, lưỡi đỏ, mạch tế sác.
6. Giải thích: Phương này là xử phương lấy điều trị bệnh thượng tiêu làm chủ. Trong phương, Thừa tương là Du huyệt thuộc Nhâm mạch: có tác dụng tư âm thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát. Ý xá là Du huyệt của Túc Thái dương kinh Bàng quang có tác dụng thanh tả Vị nhiệt, tán bố (rải khắp) Tâm dịch. Thận chủ thủy, Nhiên cốc là “Vinh huyệt” của kinh Thận, có tác dụng bổ Thận tư âm, sinh tân chỉ khát. Ý xá dùng chung với Nhiên cốc thì thanh Vị nhiệt bổ Thận âm, sinh tân chỉ khát. Quan xung là “Tỉnh huyệt” của Thủ Thiếu âm kinh Tam tiêu, có tác dụng thanh tả hỏa tà Tam tiêu. Bốn huyệt hợp dùng, có thể thanh Tam tiêu nhiệt mà sinh tân chỉ khát.
7. Gia giảm: Miệng khát nhiều gia Thiếu thương, Ngư tế, Cách du để thanh nhiệt sinh tân chỉ khát, ăn nhiều hay đói gia Tỳ du, Vị du, Trung quản để điều lý Tỳ Vị. Tiểu nhiều gia Quan nguyên, Phục lưu, Thủy tuyền để bổ Thận khí, giúp khí hóa giữ khai hợp (đóng mở). Tâm phiền gia Tâm du, Nội quan để an thần.
TẢ BẠCH PHƯƠNG (TẢ PHẾ NHIỆT PHƯƠNG)
1. Xuất xứ: “Thần cứu kinh luân”.
2. Nhóm huyệt: Liệt khuyết, Bách lao, Phế du, Trung quản.
3. Cách dùng: Trước châm Phế du, Bách lao, rồi châm Liệt khuyết, đều dùng phép tả, sau khi đắc khí lưu kim 20 phút rút kim. Sau cùng châm Trung quản, dùng phép bổ, lưu kim 30 phút.
4. Công dụng: Thanh Phế tả nhiệt, chủ khái hóa đàm khạc ra máu, phát sốt, sốt cơn nặng. Nặng thì thở vội muốn suyễn, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.
5. Giải thích: Bệnh này bởi vốn hư nhược hoặc bệnh lâu ngày cộng thêm ngoại cảm phong nhiệt tà tổn đến Phế âm, âm hư thì nhiệt thịnh, đốt thương (tổn) Phế Lạc, nên phát sốt, ho, trong đàm có máu, thở gấp thở suyễn. Trong phương này Phế du là Du huyệt của Túc Thái dương kinh Bàng quang, có tác dụng thanh Phế nhiệt, giải biểu tà. Bách lao là kỳ huyệt ở phía trên huyệt Đại chùy, có tác dụng thanh hư nhiệt, lui cốt chưng (sốt âm ỉ trong xương), chỉ khái bình suyễn. Hai huyệt này hợp dùng có thể tư âm thanh nhiệt, tuyên Phế lợi khí, chỉ khái bình suyễn. Liệt khuyết là “Lạc huyệt” của Thủ Thái âm kinh Phế có thể tuyên thông Phế khí, giải tán biểu tà. Trung quản là Du huyệt của mạch Nhâm, “Mộ huyệt” của kinh Vị, hội Phủ, một trong “Bát hội huyệt” có tác dụng kiện Tỳ hòa Vị, chỉ khái hóa đàm. Bốn huyệt phối hợp có hiệu quả tư âm thanh nhiệt, tuyên Phế lợi khí, chỉ khái hóa đàm.
6. Gia giảm: Cốt chưng triều nhiệt (chiều sốt cơn nóng trong xương) gia Ngư tế, Thái uyên để thanh hư nhiệt, thoái cốt chưng. Ho đàm nhiều gia Xích trạch, Thiên đột, Phong long để chỉ khái hóa đàm. Ho đàm có máu gia Khổng tối, Ngư tế, Cách du để thanh nhiệt chỉ huyết. Đổ mồ hôi trộm gia Âm khích, Phục lưu để tư âm liễm hàn.
TẢ THANH PHƯƠNG (TẢ CAN NHIỆT PHƯƠNG)
1. Xuất xứ: “Châm kinh chỉ nam”.
2. Nhóm huyệt: Quang minh, Địa Ngũ hội.
3. Cách dùng: Trước châm Quang minh, sau châm Địa Ngũ hội, đều dùng phép tả, sau khi đắc khí lưu kim 20 phút rút kim.
4. Công dụng: Mát gan sáng mắt, giảm đau giảm ngứa.
5. Chủ trị: Mi mắt đau ngứa, da dẻ mí mắt trên sưng đỏ, có cục cứng như hạt lúa mì, di động không rời chỗ, sau đó thì sưng nóng đỏ đau nặng hơn, trường hợp nhẹ trong vài ngày chứng mưng mủ đã tự biến mất, trường hợp nặng sau 3-5 ngày, mí mắt xuất hiện nốt trắng, chờ khi vỡ mủ thì tự lành. Kèm thấy các chứng đau hông sườn, vật vã, miệng đắng, rìa lưỡi đỏ nhọn, mạch huyền sác.
6. Giải thích: Bệnh này thường do Can Đởm hỏa thịnh, theo kinh đi lên quấy nhiễu ở trên, dẫn đến kinh mạch bế tắc, khí huyết ủng trệ. Trong phương chọn Quang minh, Địa Ngũ hội của Túc Thiếu âm kinh Đởm, Can với Đởm biểu lý nhau, lại Quang minh là “Lạc huyệt” của kinh Đởm có thể điều trị bệnh của 2 kinh biểu lý, tả Quang minh và Địa Ngũ hội có tác dụng thanh tả hỏa tà Can, Đởm thông kinh tán kết, tiêu thủng chỉ thống, làm cho các chứng được lành.
7. Gia giảm: Đau đầu gia Hành gian, Thái xung, Hiệp khê, thanh Can tả hòa tà Can Đởm. Viêm kết mạc mắt khô ráo ngứa ngáy gia Đại, Tiểu cốt không, Đồng tử liêu, để tư âm thanh nhiệt hết ngứa.
TẢ XÍCH PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Thẩm thị dao hàm”.
2. Nhóm huyệt: Hợp cốc, Tam lý, Thái dương, Tình minh.
3. Cách dùng: Trước châm Thái dương dùng phép tả, rồi châm Hợp cốc, Túc Tam lý cũng dùng phép tả, đều lưu kim 15 phút. Sau châm Tình minh. Trường hợp mắt đỏ sưng đau nhiều, có thể dùng kim Tam lăng châm tả Thái dương cho ra máu.
4. Công dụng: Sơ phong thanh nhiệt, tiêu sưng định thống.
5. Chủ trị: Mắt đỏ, sợ sáng, chảy nước mắt, mắt rít khó mở. Lúc đầu chỉ có một bên, sau lan đến hai bên. Bệnh phát nhanh chóng, dễ lây lan. Nếu kèm có đau đầu, phát sốt sợ gió, mạch phù sác là ngoại cảm phong nhiệt; kèm có miệng đắng, vật vã, rêu lưỡi nhọn đỏ, mạch huyền sác, là Can Đởm hỏa vượng.
6. Giải thích: Chứng này thường là do ngoại cảm, phong nhiệt tà, kinh khí trở trệ, hỏa uất không thông; hoặc do Can Đởm hỏa vượng, theo kinh đi lên quấy rối ở trên, làm cho kinh mạch trở trệ, khí huyết ngưng trệ mà ra. Bởi Can khai khiếu ở mắt đồng thời các kinh Dương minh và Thái dương, Thiếu dương đều đi quanh mắt, nên chọn Tình minh, giao hội huyệt của Túc Thái Dương và Dương minh, cho đến Thái dương kỳ huyệt ngoài kinh, sơ tán uất khí Dương minh, sơ phong tả nhiệt. Bốn huyệt hợp dùng, vừa có thể sơ phong hữu hiệu chữa các chứng mắt đỏ sưng đau do ngoại cảm phong nhiệt, hỏa uất bên trong, dọc kinh đi lên ở mắt mà gây ra.
7. Gia giảm: Trường hợp mắt đỏ sưng đau nặng thì gia Can du, Hành gian, để thanh Can tả hỏa, sáng mắt. Đau đầu thì gia Bách hội, Thái xung thanh nhiệt giảm đau.
TẢ HOÀNG PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Thần cứu kinh luân”.
2. Nhóm huyệt: Công tôn, Chí dương, Tỳ du, Vị du.
3. Cách dùng: Trước châm Tỳ du, Vị du dùng phép bổ, rồi châm Công tôn, Chí dương, dùng phép bổ, sau khi đắc khí rút kim.
4. Công dụng: Kiện Tỳ hóa thấp, lợi Đởm thoái hoàng.
5. Chủ trị: Khắp người mặt mắt đều vàng, tiểu tiện vàng đỏ, đau hai bên hông sườn, ăn uống không phấn chấn, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt bệu hoặc ẩn xanh, mạch huyền hoãn.
6. Giải thích: Hoàng đản (vàng da) có chia ra âm hoàng và dương hoàng. Dương hoàng thường do tà của ngoại cảm thấp nhiệt, uẩn (ẩn áo) của Can Đởm, thấp nhiệt chưng uất dẫn đến công năng sơ tiết của Can Đởm bị trở trệ, Đởm trấp (mật) tràn ra ngoài mà thành bệnh. Âm hoàng thường bởi ăn uống rượu chè không điều độ hoặc tư lự quá độ, tổn thương Tỳ Vị, mất chức năng kiện vận, thấp uất khí trệ, dẫn đến Đởm trấp bài tiết không thông sướng, tràn ra ngoài mà thành bệnh. Phương này là xử phương điều trị âm hoàng. Trong phương này Tỳ du, Vị du là Bối du huyệt của Tỳ Vị; Công tôn là “Lạc huyệt” của kinh Tỳ, ba huyệt hợp dùng có tác dụng điều lý khí cơ, kiện Tỳ hòa Vị, trừ thấp lợi Đởm, làm cho Tỳ Vị kiện vận, thấp uất giải được, Đởm trấp bài tiết thông sướng thì hoàng đoản tự khỏi. Phối huyệt Chí dương của Đốc mạch có thể sơ thông kinh khí tại chỗ để lợi Đởm. Các huyệt dùng chung, có tác dụng kiện Tỳ lợi thấp, lợi Đởm thoái hoàng.
7. Gia giảm: Trường hợp mệt mỏi sợ lạnh gia Mệnh môn, Quan nguyên, để bổ Thận tráng dương, tiêu lỏng thì gia Thiên khu, Đại Trường du, để kiện Tỳ chỉ tả, tiểu tiện không thông lợi gia Bàng Quang du, Thủy phân, trợ giúp khí hóa của Bàng quang để lợi tiểu tiện.
PHÁT NHIỆT HỮU HÃN PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Linh Khu – Nhiệt Bệnh”.
2. Nhóm huyệt: Ngư tế, Thái uyên, Đại đô, Thái bạch.
3. Cách dùng: Trước châm Ngư tế, Thái uyên, rồi châm Đại đô, Thái bạch, đều dùng phép Tả, sau khi đắc khí rút kim hoặc lưu kim 15 phút, liên tục sử dụng phép Tả. Nếu người hư thì dùng phép Bổ.
4. Công dụng: Thông kinh tả nhiệt, cố biểu chỉ hãn.
5. Chủ trị: Sốt cao, ra mồ hôi, miệng khát, họng khô, sưng đau cuống họng, đờm đặc, đau đầu, mắt đỏ, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch sác.
6. Giải thích: Do bởi vốn Tỳ khí suy nhược, cộng thêm phong nhiệt phạm Phế mất chức năng túc giáng, da thứa sơ tiết mà dẫn đến sốt cao, đổ mồ hôi nhiều. Trong phương có Ngư tế, Thái uyên đều thuộc Thủ Thái âm kinh Phế. Ngư tế là “Vinh huyệt” của Thủ Thái âm kinh Phế, lại là một trong “Bát hội huyệt” hội mạch, là nơi mạch khí hội tụ, mẫu (mẹ) huyệt của Phế kinh. Hai huyệt hợp dùng, có thể tuyên tán Phế khí, thanh tả Phế nhiệt, giảm ho trừ đờm, cố biểu chỉ hãn, hai huyệt Đại đô, Thái bạch đều thuộc kinh Túc Thái âm kinh Tỳ, Đại đô là “Vinh huyệt”, Thái bạch là “Du huyệt”, “Nguyên huyệt”. Do Tỳ khí suy nhược, Tỳ thổ không thể sinh dưỡng Phế kim, dẫn đến vệ biểu không cố thì đổ mồ hôi. Hai huyệt này cố ý điều lý Tỳ Vị, củng cố gốc hậu thiên làm cho Phế khí có nguồn sinh hóa, là phép bồi thổ sinh kim. Bốn huyệt hợp dùng, cùng góp công hiệu sơ phong thanh nhiệt, cố biểu chỉ hãn.
7. Gia giảm: Người phát sốt cao phối với Đại chùy, Khúc trì, Hợp cốc để thanh nhiệt; Đổ mồ hôi nhiều gia Âm khích, Hợp cốc để cố biểu chỉ hãn; Ho hắn gia Phế du, Thiên đột để tuyên Phế chỉ khái (giảm ho); Đau đầu gia Phong trì, Bách hội để sơ phong thanh nhiệt, thông kinh giảm đau.
II. LOẠI THANH NHIỆT TỨ CHI
THANH NHIỆT TỨ CHI PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Tố Vấn – Thủy nhiệt huyệt luận”.
2. Nhóm huyệt: Vân môn, Ngung cốt, Ủy trung, Tủy không.
3. Cách dùng: Trước châm Vân môn, Ngung cốt, rồi châm Tủy không, Ủy trung, đều dùng phép tả, sau khi đắc khí lưu kim 15 phút rút kim, sốt nhiều tả Ủy trung cho ra máu.
4. Công dụng: Thanh tả nhiệt tà ở tứ chi.
5. Chủ trị: Phát sốt, tay chân nặng hơn, mình mẩy mệt mỏi, nặng thì co rút, lưỡi đỏ, mạch hồng sác hoặc hoạt sác.
6. Giải thích: Đây là xử phương điều trị tứ chi phát sốt. Trong phương Vân môn là Du huyệt của Thủ Thái âm kinh Phế. Ngung cốt là huyệt Kiên ngung, thuộc Thủ Dương minh kinh Đại trường, châm vào có thể thông kinh hoạt lạc, tả nhiệt phần biểu mà giảm đau. Ủy trung là “Hợp huyệt” của Túc Thái dương kinh Bàng Quang. Hợp chữa bệnh phủ, châm Ủy trung có thể tả nhiệt tà ở Túc Thái dương kinh Bàng quang và Bàng quang phủ, để thanh nhiệt tà ở biểu của chi dưới. Tủy không là Yêu du, thuộc Đốc mạch, châm Yêu du có thể tả uất trong Thận, thanh nhiệt xương tủy, để trừ nội nhiệt ở tứ chi. Bốn huyệt cùng dùng có thể thanh nhiệt biểu lý ở tay chân, đạt mục đích thông kinh, tả nhiệt giảm đau.
7. Gia giảm: Chi trên nóng gia Khúc trì, Hợp cốc. Chi dưới nóng gia Nhiên cốc, Giải khê. Toàn thân phát sốt gia Đại chùy, Hợp cốc, Khúc trì; tay chân có rút gia Thiên tỉnh, Uyển cốt, Tuyệt cốt, Dương Lăng tuyền.
III. LOẠI THANH NHIỆT TRỪ THẤP
ĐẦU PHONG ĐÀM NHIỆT PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Châm Cứu Tụ Anh”.
2. Nhóm huyệt: Hợp cốc, Dũng tuyền, Thiên đột, Phong long.
3. Cách dùng: Trước châm Thiên đột, Hợp cốc, rồi châm Phong long, Dũng tuyền, đều dùng phép tả, sau khi đắc khí rút kim, hoặc lưu kim 20 phút, luôn dùng phép Tả.
4. Công dụng: Sơ phong, thanh nhiệt, hóa đờm.
5. Chủ trị: Phát sốt, sưng đau hầu họng, sò sè đờm trong họng, khàn hoặc tắt tiếng, hoặc vùng họng như mắc nghẹn khó nuốt, lưỡi đỏ rêu vàng hơi nhày, mạch hoạt sác.
6. Giải thích: Hầu họng thuộc Phế Vị, họng liền thực quản thông ở Vị, thanh quản nối khí quản thông ở Phế. Vốn Tỳ Vị tích nhiệt cộng với ăn uống không điều hòa, quá ăn cay nóng đưa đến Vị hỏa động tân dịch bị nung thành đờm, đờm nhiệt đi lên ngăn ở yết hầu mà xuất hiện sưng đau hầu họng. Trong phương Thiên đột thuộc Nhâm mạch có tác dụng điều lý Nhâm mạch và kinh khí tại chỗ. Hợp cốc là “Nguyên huyệt” của Thủ Dương minh kinh Đại trường. Nhâm mạch và kinh Đại trường đều đi qua bộ vị của hầu họng, hai huyệt hợp dùng, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, lợi yết hầu. Phong long là “Lạc huyệt” của Túc Dương minh kinh Vị, điều lý kinh khí của hai kinh Tỳ Vị, kiện Tỳ hòa Vị, thanh nhiệt hóa đờm. Dũng tuyền là “Tỉnh huyệt” của kinh Thận, Lạc mạch của kinh Thận trên đến yết hầu, do đó huyệt này có tác dụng tư âm thanh nhiệt, lợi yết chỉ thống. Các huyệt hợp dùng đạt huyệt quả sơ phong thanh nhiệt, kiện Tỳ hóa đờm, lợi yết chỉ thống.
7. Gia giảm: Vị nhiệt thịnh gia Nội đình, thanh tả Vị nhiệt; Phế nhiệt nhiều gia Xích trạch, Thái uyên. Thanh Phế lợi yết; sốt cao gia Đại chùy, Khúc trì. Thanh tả nhiệt tà; đau đầu gia Đầu duy, Thượng tinh, Thái dương để thông kinh tả nhiệt giảm đau.
XUNG PHONG THẤP NHIỆT PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Bị Cấp Thiên Kim Yếu Phương”.
2. Nhóm huyệt: Xung dương, Phong long.
3. Cách dùng: Châm Xung dương, Phong long, đều dùng phép tả, sau khi đắc khí lưu kim 30 phút, rút kim.
4. Công dụng: Thanh nhiệt lợi thấp, tuyên thông khí cơ.
5. Chủ trị: Thấp ôn mới bị và Thử ôn ghé thấp, thấp nặng hơn nhiệt, có triệu chứng đau đầu, mình mẩy đau nặng, sắc mặt vàng nhạt, tức ngực không đói, sốt cơn sau trưa, lưỡi nhạt không khát, mạch huyền tế mà nhu.
6. Giải thích: Phương này là xử phương, điều trị thấp ôn lúc đầu, thấp nặng hơn nhiệt. Đồng thời cũng có thể điều trị bởi thấp nhiệt uất trở ở Trung tiêu, thấp nặng hơn nhiệt, nhiệt nung thấp mà thành đờm, đờm mê Tâm khiếu rồi dẫn đến chứng bệnh thần hôn điên cuồng”. Ngô Đường cho rằng: “Trưởng hạ sơ thu, thấp trung sinh nhiệt, nghĩa là bệnh thử (nắng) thiên về thấp”. Sự phát bệnh của nó có quan hệ đến Tỳ hư đình thấp, nên chứng thấp ôn lúc đầu, gặp chứng Tỳ hư khí trệ. Tiết Sinh Bạch từng nói: “Thái âm nội thương, thấp ẩm đình tụ, khách tà lại đến, nội ngoại dẫn nhau, nên thành bệnh thấp nhiệt”. Nhìn chung, là thấp nặng nhiệt nhẹ. Trong phương chọn Xung dương, Phong long của Túc Dương minh kinh Vị, có khả năng thanh nhiệt giải thử, tuyên sướng khí cơ, kiện Tỳ hóa Vị, thấm thấp tả thủy, làm cho khí cơ tuyên sướng, Tỳ Vị điều hòa thì nhiệt giải thấp trừ.
7. Gia giảm: Người Tỳ hư thấp thịnh gia Âm Lăng tuyền, Túc Tam lý, Thủy phân. Nhiệt nặng gia Đại chùy, Khúc trì, Hợp cốc để thanh nhiệt lợi thấp; Đau đầu gia Đầu duy, Thái dương.
IV. LOẠI TẢ HỎA GIẢI ĐỘC
THƯƠNG HÀN SỐT CAO PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Châm Cứu Đại Thành”.
2. Nhóm huyệt: Khúc trì, Tuyệt cốt, Tam lý, Đại chùy, Dũng tuyền, Hợp cốc.
3. Cách dùng: Trước châm Đại chùy, Khúc trì, Hợp cốc rồi châm Tuyệt cốt, Tam lý, Dũng tuyền, đều dùng phép tả, lưu kim 15 phút, sốt cao có thể tả Khúc trì cho ra máu.
4. Công dụng: Thanh nhiệt tả hỏa.
5. Chủ trị: Tất cả bệnh ngoại cảm dẫn đến phát sốt. Có chứng phát sốt, đau đầu, mắt đỏ mặt đỏ, táo bón tiểu vàng, nặng thì hôn mê nói sảng, tay chân co quắp, lưỡi đỏ, mạch sác hữu lực.
6. Giải thích: Phương này là xử phương điều trị bệnh ngoại cảm phát sốt. Trong phương, Đại chùy là Du huyệt của Đốc mạch. Đốc mạch có tác dụng thống đốc dương của toàn thân. Đại chùy lại là nơi hội tụ của tất cả kinh dương (Chư dương chi sở hội), có khả năng điều tiết kinh khí của các kinh Dương để trừ nhiệt của các kinh. Khúc trì là “Hợp huyệt” của Thủ Dương minh kinh Đại trường, có thể giải trừ hàn tà ở biểu, thanh tả uất nhiệt ở lý. Ba huyệt dùng chung, thanh tả nhiệt của biểu lý toàn thân. Tuyệt cốt thuộc Túc Thiếu dương minh kinh Vị, có thể thanh tả nhiệt tà của kinh Tỳ Vị, để tránh biểu tà nhập lý hóa nhiệt; Dũng tuyền là “Tình huyệt” của Túc Thiếu dương kinh Thận gồm có tác dụng thanh nhiệt tư âm. Ba huyệt dùng chung, gây tác dụng tư âm thanh nhiệt, để tránh biểu tà nhập lý hóa nhiệt đốt thương âm dịch. Các huyệt hợp dùng, có thể thanh trừ uất nhiệt trên dưới, biểu lý của toàn thân.
7. Gia giảm: Đau đầu nhiều gia Đầu duy, Thượng tinh, Ấn đường, để thông kinh lạc giảm đau; Táo bón gia Chi cấu, Túc Tam lý, để thanh nhiệt thông tiện, hôn mê nói sảng gia Thập tuyên, Nhân trung để khai khiếu tỉnh thần.
TẢ DƯƠNG NHIỆT PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Châm Cứu Tụ Anh”.
2. Nhóm huyệt: Thương dương, Hợp cốc, Dương cốc, Hiệp khê, Lệ đoài, Lao cung, Uyển cốt.
3. Cách dùng: Trước châm Thương dương, Hợp cốc, Dương cốc, Lao cung, Uyển cốt, rồi châm Hiệp khê, Lệ đoài, đều dùng phép tả, sau khi đắc khí lưu kim 15 phút.
4. Công dụng: Thanh tả nhiệt tà.
5. Chủ trị: Tất cả chứng thực hỏa, Tam tiêu nhiệt thịnh. Sốt cao phiền táo, miệng ráo họng khô, không mồ hôi, nói lẫn không ngủ, hoặc mình sốt phát ban, kiết lỵ, thấp nhiệt vàng da (Hoàng đản); đại tiện táo bón, tiểu tiện ngắn đỏ, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch sác có lực.
6. Giải thích: Phương này là xử phương điều trị tất cả các chứng thực nhiệt. Thương dương, Hợp cốc đều là Du huyệt của Thủ Dương minh kinh Đại trường. Hợp cốc là “Nguyên huyệt”, Thương dương là “Tỉnh huyệt”, hai huyệt đều có tác dụng thông điều kinh khí và tả nhiệt Thủ Dương minh kinh; Dương cốc là “Kinh huyệt” của Thủ Thái dương kinh Tiểu trường, Uyển cốt là “Nguyên huyệt” của Thủ Thái dương kinh Tiểu trường, hai huyệt hợp dùng, có thể thanh tả nhiệt kinh Tiểu trường, thông kinh giảm đau; Tâm bào lạc là ngoại vi (bọc ngoài) của Tâm, có thể thọ tà thế Quân. Lao cung là “Tỉnh huyệt” của Thủ Quyết âm kinh Tâm bào, có thể thanh trừ nhiệt tà của kinh Tâm và Tâm bào lạc, khai khiếu tỉnh thần; Hiệp khê là “Vinh huyệt” của Túc Thiếu dương kinh Đởm, “Vinh chủ phát nhiệt”, Hiệp khê có thể thanh trừ nhiệt tà kinh Can Đởm; Lệ đoài là “Tỉnh huyệt” của Túc Dương minh kinh Vị, là huyệt con của kinh này, tả huyệt này có thể thanh tả thực nhiệt của Túc Dương minh kinh Vị. Các huyệt dùng chung, có thể thanh trừ nhiệt tà của Thượng, Trung, Hạ tiêu cho đến nhiệt tà của ba kinh âm và ba kinh dương, để điều trị tất cả thực chứng của dương nhiệt.
7. Gia giảm: Ngoại cảm phát sốt gia Đại chùy, Khúc trì. Tỳ Vị tích nhiệt gia Đại đô, Thái bạch, Nội đình, Giải khê, kinh Tâm nhiệt nhiều gia Thiếu xung, Âm khích, kinh Can Đởm nhiệt nhiều gia Thái xung, Hành gian, Dương Lăng tuyền.
HẦU PHONG KINH TRỞ PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Trùng Lâu Ngọc Ngoạt”.
2. Nhóm huyệt: Giáp xa, Thừa tương, Hợp cốc, Ngư tế, Túc Tam lý.
3. Cách dùng: Châm trước huyệt Giáp xa, Thừa tương, dùng phép tả; rồi châm Hợp cốc, Ngư tế, Túc Tam lý, cũng dùng phép tả; sau khi đắc khí lưu kim 15 phút.
4. Công dụng: Thông kinh lạc, lợi yết hầu.
5. Chủ trị: Yết hầu sưng đau, phát sốt, miệng khát, đau đầu, đờm vàng đặc, táo bón, tiểu tiện vàng, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch sác.
6. Giải thích: Phương này là xử phương điều trị Phế và Tỳ Vị uất nhiệt, theo kinh đi lên phạm phải hầu họng dẫn đến hầu họng sưng đau, phát sốt, miệng khát. Hầu họng là Phế, Vị sở thuộc họng (yết) nối thực quản liền ở Vị, hầu liền khí quản thông ở Phế. Đồng thời Lạc mạch của kinh Phế cũng đi lên đến vùng hầu họng, kinh mạch của Vị và Đại trường phân biệt đi cặp hai bên hầu họng. Nhâm mạch qua vùng hầu họng đi lên đến huyệt Thừa tương, nên Phế, Vị, Đại trường và Nhâm mạch có nhiệt, đều có thể dọc theo kinh đi lên đến hầu họng mà dẫn đến hầu họng sưng đau. Trong phương Ngư tế là “Vinh huyệt” của Thủ Thái âm kinh Phế, có thể tả nhiệt của kinh Phế. Túc Tam lý là “Du huyệt” của Túc Dương minh kinh Vị, là cách chọn huyệt kết hợp xa và cục bộ, để thông qua kinh khí của kinh Vị, thanh Vị tả nhiệt. Giáp xa là “Hợp huyệt” Thủ Dương minh kinh Đại trường, vừa có thể sơ phong giải biểu thanh nhiệt, lại có thể thanh tả uất nhiệt của kinh Đại trường và Đại trường phủ; Thừa tương là “Du huyệt” của Nhâm mạch, nó tả nhiệt của Nhâm mạch. Các huyệt hợp dùng, cùng đạt hiệu quả thông kinh tả nhiệt, lợi yết giảm đau.
7. Gia giảm: Phát sốt nhiều gia Đại chùy, Khúc trì để tả nhiệt, kinh Phế nhiệt nhiều gia Xích trạch, kinh Vị nhiệt nhiều gia Nội đình, kinh Đại trường nhiệt nhiều gia Khúc trì để tả nhiệt; kiêm có miệng táo lưỡi khô gia Kim tân, Ngọc dịch để tư âm, sinh tân; đau đầu gia Đầu duy, Thượng tinh, Thái dương, để thông kinh tả nhiệt giảm đau.
HẦU PHONG CHÂM QUYẾT PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Trùng Lâu Ngọc Ngoạt”.
2. Nhóm huyệt: Thiếu dương, Thiếu xung, Hợp cốc, Tín hội, Tiền đính, Bách hội, Hậu đính, Phong phủ, Giáp xa, Phong trì.
3. Cách dùng: Trước châm Thiếu dương, Thiếu xung cho ra máu, rồi châm Hợp cốc, Phong trì, Phong phủ, Giáp xa, sau cùng châm Tín hội, Tiền đính, Bách hội, Hậu đính, đều dùng phép tả, sau khi đắc khí lưu kim 15 phút, tùy bệnh tình nặng nhẹ, cần phải dùng tất cả huyệt vị trong một lần, bệnh nhẹ có thể chọn vài huyệt, bệnh nặng có thể từ từ gia thêm vài huyệt.
4. Công dụng: Sơ phong thanh nhiệt, lợi yết giảm đau.
5. Chủ trị: Hầu họng sưng nóng đỏ đau, ghê lạnh phát sốt, ho khàn tiếng, đờm nhiều nhớt đặc, rêu trắng mỏng hoặc vàng, mạch phù sác.
6. Giải thích: Bệnh này do phong nhiệt phạm Phế, đốt thương Phế hệ, âm tân khuy tổn, Phế kinh mất điều dưỡng mà dẫn đến yết hầu sưng nóng đỏ đau. Trong phương Thiếu thương, Thiếu xung đều là “Tỉnh huyệt”, dùng kim Tam lăng châm cho ra máu, có tác dụng thanh nhiệt lợi yết hầu. Phong trì là “Du huyệt” của Túc Thiếu dương kinh Đởm, Hợp cốc là “Kinh huyệt” của Thủ Thiếu dương kinh Đại trường, hai huyệt hợp dùng, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt và giải biểu. Giáp xa là “Du huyệt” của Túc Dương minh và tại chỗ, để lợi yết giảm đau. Tín hội, Tiền đính, Bách hội, Hậu đính, Phong phủ là Du huyệt của mạch Đốc. Mạch Đốc thống đốc phần Dương của toàn thân. Cả 5 huyệt này có tác dụng sơ phong thanh nhiệt. Các huyệt hợp dùng thì sơ phong thanh nhiệt, thông kinh lợi yết giảm đau.
7. Gia giảm: Hầu họng sưng đau gia Thiên dung, Thiên đột để lợi yết tiêu sưng giảm đau; kèm có phát sốt gia Đại chùy, Khúc trì, Ngoại quan để thanh nhiệt giải biểu. Ho hắn thì gia Phế du, Thiên đột, Thái uyên để tuyên Phế chỉ khái; tiếng nói khàn giọng gia Thiên đột, Liệt khuyết.
TỴ UYÊN PHƯƠNG (THƯỢNG TINH THÔNG KHÍ PHƯƠNG)
1. Xuất xứ: “Thần Cứu Kinh Luân”.
2. Nhóm huyệt: Thượng tinh, Khúc sai, Phong môn, Hợp cốc.
3. Cách dùng: Trước châm Thượng tinh, Khúc sai rồi châm Phong môn, Hợp cốc, đều dùng phép tả, lưu kim 20 phút, phát sốt, ta nặn Hợp cốc cho ra máu.
4. Công dụng: Sơ phong thanh nhiệt, tuyên Phế khai khiếu.
5. Chủ trị: Ố hàn phát sốt, đau đầu nghẹt mũi, sổ mũi nhiều màu vàng, ho hắn đờm nhiều, chất lưỡi đỏ, rêu trắng mỏng, mạch phù sác.
6. Giải thích: Đây là xử phương điều trị Tỵ uyên (viêm mũi). Phế khai khiếu ở mũi. Sự phát sinh bệnh Tỵ uyên, thường do Phế kinh thọ tà, Phế khí mất tuyên thông dẫn đến. Phong hàn phạm Phế, ấp ủ mà hóa nhiệt, Phế khí mất tuyên thông rồi dẫn đến nghẹt mũi; Phong hàn nhập lý hóa nhiệt, ấp ủ âm tân thành trọc dịch, nghẽn ở tỵ khiếu mà thành Tỵ uyên. Trong phương Thượng tinh là “Du huyệt” của Đốc mạch, lại gọi là Danh đường, người xưa gọi mũi là Danh đường, nói rõ Thượng tinh có quan hệ với mũi, có thể điều trị bệnh tật vùng mũi. Nó ở trên mũi, vào trong mí tóc một thốn chỗ hõm xuống, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, thông lợi tỵ khiếu. Phong môn, Khúc sai của Túc Thái dương kinh Bàng quang có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, giải biểu tán hàn. Dùng chung với Hợp cốc của Thủ Dương minh kinh Đại trường, cùng đạt công hiệu sơ phong thanh nhiệt, tuyên Phế khai khiếu. Bốn huyệt hợp dùng là cách chọn huyệt kết hợp xa với cục bộ, để thông kinh giải biểu tán hàn, tuyên Phế khí, lợi tỵ khiếu.
7. Gia giảm: Đau đầu gia Đầu duy, Thần đình để thông kinh giảm đau; nghẹt mũi gia Ấn đường, Nghênh hương, hóa trọc khai khiếu, khứu giác rối loạn gia Thiên trụ. Thông lợi tỵ khiếu, có sốt gia Đại chùy, Khúc trì để thanh nhiệt giải biểu.
THANH NHIỆT THẤU CHẨN PHƯƠNG (THANH NHIỆT ĐỘC PHƯƠNG)
1. Xuất xứ: “Châm Cứu Đại Thành”.
2. Nhóm huyệt: Khúc trì, Khúc trạch, Hợp cốc, Liệt khuyết, Phế du, Ngư tế, Thần môn, Nội quan.
3. Cách dùng: Trước châm Phế du, dùng phép tả, hoặc dùng kim Tam lăng chích ra máu rồi bầu giác; châm tiếp Khúc trì, Khúc trạch, dùng phép tả, hoặc dùng kim Tam lăng điểm thích ra máu; sau cùng châm Hợp cốc, Liệt khuyết, Ngư tế, Thần môn, Nội quan, đều dùng phép tả; tất cả các huyệt trên sau khi đắc khí lưu kim 20 phút.
4. Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, giải biểu thấu chẩn.
5. Chủ trị: Da dẻ bỗng nhiên xuất hiện nốt chẩn, nốt này lặng nốt kia nổi, nổi sần sùi như muỗi đốt, đa số nổi thành mảng, như dạng tảng mây, khít thưa không đều. Sắc đỏ hoặc trắng, ngứa ngáy khác thường. Bệnh phát và lui nhanh chóng, cũng có thể trong một ngày phát vài lần. Thường kèm có phát sốt, miệng khô, ho hắn, tay chân mình mẩy nhức mỏi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch nhu sác thuộc biểu chứng phong nhiệt.
6. Giải thích: Bệnh này do phong nhiệt tà uất át cơ biểu, dinh vệ mất điều dưỡng dẫn đến. Phế chủ phần biểu của toàn thân, bên ngoài hợp với da lông. Phong nhiệt tà xâm nhập cơ biểu, trước tiên ở phần da lông, nên chọn Phế du tả huyết, để sơ Dương minh kinh Đại trường, để thanh nhiệt, giải biểu thấu chẩn. Chọn Hợp cốc, Khúc trì của Thủ Dương minh kinh Đại trường, để thanh nhiệt giải độc; Liệt khuyết, Ngư tế của Thủ Thái âm kinh Phế, để tuyên Phế tán nhiệt, giải biểu thấu chẩn. Tâm chủ huyết, Tâm bào lạc là vòng ngoài của Tâm, có thể ban mệnh lệnh thế Quân chủ, nên chọn Khúc trạch, Nội quan của Thủ Quyết âm Tâm kinh, có thể thanh nhiệt trừ phiền. Các huyệt hợp dùng có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, lương huyết giải độc, giải biểu thấu chẩn.
7. Gia giảm: Phong nhiệt nặng gia Đại chùy, để giải biểu thanh nhiệt; ngứa nhiều gia Phong trì, Cách du, nhằm muốn trị phong trước tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt; đau họng gia Thiếu thương thanh nhiệt lợi yết.
PHƯƠNG HUYỆT BỔ ÍCH
I. LOẠI BỔ KHÍ HUYẾT ÂM DƯƠNG
BÁCH HỘI ĐỀ GIANG PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Châm Cứu Đại Toàn”.
2. Nhóm huyệt: Bách hội, Cưu vĩ.
3. Cách dùng: Trước cứu Bách hội 1 tiếng đồng hồ, sau cứu Cưu vĩ 5 – 10 phút.
4. Công dụng: Bổ khí cố căn, thăng dương cử hãn.
5. Chủ trị: Thoát giang (lòi dom) lâu ngày. Sắc mặt vàng héo, mệt mỏi kém sức, tim hồi hộp váng đầu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch nhu tế.
6. Giải thích: Nguyên nhân bệnh thoát giang, đa số do kiết lỵ lâu ngày, tiêu chảy lâu ngày cho đến phụ nữ sanh đẻ quá nhiều, thể chất hư nhược, trung khí hạ hãm thu nhiếp mất quyền hành dẫn đến. Thoát giang lâu ngày, khí hư cũng nặng, không đại bổ khí nguyên dương thì không thể nâng lên. Bách hội là hội của các kinh dương, lại vị trí ở đỉnh đầu, thoát giang chọn Bách hội, là ý bệnh dưới chọn trên. Cưu vĩ là nguyên (gốc) của cao (chất béo), lại là bể của các âm huyệt của Nhâm mạch, âm là gốc của dương, chọn gốc cố dương khí của nó, làm cho dương khí sinh hóa có nguồn. Do đó, hai huyệt cùng dùng có thể đạt công hiệu đại bổ nguyên dương, cố cử hãm (bền gốc thăng đề), bệnh thoát giang lâu ngày tự khỏi.
7. Gia giảm: Nếu ăn uống kém, mệt mỏi có thể gia Khí hải, Túc tam lý, Tỳ du, Trung quản, để bổ ích Tỳ Vị, cố (vững) nguồn hóa khí huyết.
BỔ KHÍ ÍCH HUYẾT PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Hiện Đại Y Án Châm Cứu Tuyển” của Khương Đức Tự.
2. Nhóm huyệt: Túc tam lý, Tam âm giao, Tuyệt cốt, Huyết hải.
3. Cách dùng: Các huyệt đều dùng phép bình bổ bình tả, lấy bổ làm chính, châm chích mỗi lần lưu kim 30 phút. Điều trị bằng phép cứu mỗi huyệt có thể cứu 7 – 14 mồi. Có thể cách một ngày châm cứu một lần.
4. Công dụng: Kiện trung bổ khí, dưỡng huyết ích tinh.
5. Chủ trị: Khí huyết lưỡng hư, chứng thấy xây xẩm, tim hồi hộp, tay run, ăn không được, uể oải yếu sức, tiếng nói thấp bé, sắc mặt trắng bệch, lưỡi nhạt, mạch tế. Bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu đều thấp hơn hằng số bình thường.
6. Giải thích: Người mắc bệnh ung thư (Cancer) vốn bị tế bào ung thư thẩm thấu, luôn luôn biểu hiện có xuất hiện chất dịch xấu, cộng chung trong lúc điều trị giết tế bào ung thư bằng hóa dược, còn làm tổn hại đến các tổ chức bình thường khác, ức chế công năng tạo huyết của cốt tủy, dẫn đến cơ thể người bệnh càng yếu, khí huyết càng hư. Do đó, phò trợ chính khí, bổ khí ích huyết là phép điều trị chủ yếu. Mà nguồn sinh hóa khí huyết là hậu thiên Tỳ Vị, là tinh của tiên thiên. Cho nên phải lập pháp kiện trung bổ khí, dưỡng tinh ích huyết.
Túc tam lý là Hợp huyệt (Hợp trị nội phủ) của Túc Dương minh Vị kinh. Tam âm giao, Huyết hải là huyết của Túc Thái âm Tỳ kinh, ba huyệt hợp dùng có thể gây được tác dụng kiện vận Tỳ Vị, bổ khí ích huyết. Tuyệt cốt là huyệt hội tủy, tủy là Thận tinh sở tụ, tinh lại có thể sinh hóa khí huyết, do đó chọn huyệt cũng có thể gây được tác dụng bổ não tủy, ích khí huyết. Tóm lại, bốn huyệt trên dùng chung là kiêm cố cả vốn của tiên thiên và vốn của hậu thiên, làm cho sinh hóa khí huyết có nguồn thì chứng khí huyết lưỡng hư ắt khỏi.
7. Gia giảm: Nếu bệnh nhân kiêm cả phóng xạ, khi xạ trị đến một mức độ nào đó, luôn luôn có biểu hiện nhiệt tà nhập lý thương âm, khi bệnh nhân cảm thấy váng đầu, đau đầu, buồn nôn ói mửa, xuất hiện âm dương hư thịnh, Can Vị bất hòa, có thể phối hợp dùng huyệt Thái khê của kinh Thận, để dưỡng âm tiềm dương, với huyệt Thái xung của kinh Can thể thư Can hòa Vị.
HƯ LAO PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “La Di Biên”.
2. Nhóm huyệt: Thôi thị Tứ hoa lục huyệt, Khí hải, Trường cường.
3. Cách dùng: Cứu cùng lúc 4 huyệt hai bên sống lưng, lúc đầu cứu 7 hoặc 14 hoặc 21 mồi, cho đến 100 mồi là tốt. Đợt khi nhọt cứu gần lành, hoặc lúc phát nhọt lửa (hỏa sang), cứu 2 huyệt trên xương sống, một lần cứu 3 – 5 mồi, không được cứu nhiều, nhiều thì e mệt mỏi. Sáu huyệt này nên chọn ngày Ly, ngày Hỏa mà cứu. Trong vòng 100 ngày sau khi cứu nên thận trọng trong việc phòng the lo nghĩ, ăn uống phải đúng giờ, lạnh nóng vừa phải, sinh hoạt điều độ, nếu sau khi nhọt lành mà bệnh chưa hết, lại cứu theo phép trên nữa, không ai không lành cả.
4. Công dụng: Ích dương bổ âm.
5. Chủ trị: Nam nữ bị chứng ngũ lao thất thương, khí huyết hư tổn, sốt cơn nóng âm ĩ trong xương, ho đờm suyễn, ngũ Tâm phiền nhiệt (Gồm: Dưới ức, 2 lòng bàn tay và bàn chân nóng), tay chân mệt mỏi và chứng gầy yếu.
6. Giải thích: Chứng chủ trị trong phương này, thuộc các dạng bệnh lao thương, là do khí huyết hư tổn lâu ngày dẫn đến âm tinh khuy tổn nặng mà gây ra. Khi bệnh nặng, nên ngược lại phải trị gốc, tức là “Dương bệnh trị Âm, Âm bệnh trị Dương” (“Tố vấn – Âm dương ứng tượng đại luận”). Bởi dương là căn bản (Gốc rễ) của âm cho nên phương này lập phép ích dương bổ âm, âm bệnh trị dương làm phép chính để điều trị.
Thôi thị tứ hoa lục huyệt, đều phân bố ở Đốc mạch, nơi Túc Thái dương Bàng quang kinh đi dọc, Trường cường cũng là Lạc huyệt của Đốc mạch, Đốc mạch thống đốc các dương, là bể của Dương mạch, Thái dương là nhất dương, dương khí thịnh đại, đồng thời phối hợp với huyệt Khí hải mà nơi nguyên khí hội tụ, gây được tác dụng đại bổ nguyên dương, lấy bổ âm làm gốc, làm cho sự sinh hóa của âm tinh có nguồn. Khí hải là huyệt của Nhâm mạch, Nhâm mạch lại tổng nhiệm (nhiệm vụ cai quản hết) các âm, là bể của âm mạch, bốn huyệt giáp xương sống trong Tứ hoa huyệt lại gần Tâm du, Can du mà thông với âm, đây là ý trị gốc không quên trị ngọn. Tóm lại, các huyệt cùng dùng, có thể đạt công hiệu ích dương bổ âm, âm bệnh trị dương. Các bệnh lao nhọc hư tổn, âm tinh bất túc sẽ tự khỏi.
7. Gia giảm: Có thể cứu Túc tam lý, để tăng cường tác dụng bổ gốc của hậu thiên.
BỔ KHÍ THOÁI NHIỆT PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Hiện Đại Châm Cứu Y Án Tuyển” của Lưu Quán Quân.
2. Nhóm huyệt: Trung quản, Túc tam lý, Tỳ du, Khí hải, Đại chùy, Dương trì.
3. Cách dùng: Mỗi ngày dùng mồi ngải lớn cỡ hạt lúa mì cứu Trung quản 5 mồi, Tam lý, Tỳ du 7 mồi, Khí hải, Đại chùy, Dương trì 5 mồi.
4. Công dụng: Bồi trung bổ nguyên, ích khí thoái nhiệt.
5. Chủ trị: Khí hư phát sốt, có chứng sốt nhẹ sau trưa không lui, mệt mỏi tay chân lạnh, ăn ít, sợ lạnh, đổ mồ hôi, tim hồi hộp, tiêu lỏng, sôi bụng, suy nhược mệt mỏi, sắc mặt vàng nhạt, môi trắng nhạt, rêu trắng mỏng, mạch trầm tế vô lực.
6. Giải thích: Hàn thấp khí quá nhiều, ăn uống thất thường, bệnh lâu ngày tổn thương đến Tỳ Vị hoặc lo nghĩ quá mức đều có thể đưa đến Tỳ Vị khí hư, Vị khí không tư dưỡng được nguyên khí, dẫn đến nguyên khí cũng hư, do bởi “Hỏa và nguyên khí không đứng chung, một thắng thì một bại” (“Tỳ Vị luận”), cho nên nguyên khí hư tổn không chế được âm hỏa mà dẫn đến phát sốt. Do đó, bồi trung bổ nguyên, ích khí thoái nhiệt là phép chữa chính. Trung quản là Mộ huyệt vùng bụng nơi Vị khí rót vào. Túc tam lý là hợp huyệt của Túc Dương minh Vị kinh, Tỳ du là Bối du nơi Tỳ khí rót vào. Cả 3 huyệt hợp lại có thể gây được tác dụng bổ trung ích khí, kiện vận Tỳ Vị, nhằm tư dưỡng nguyên khí. Khí hải là nguyên của Hoang, Dương trì là nguyên của Tam tiêu. Chọn hai huyệt này để ích nguyên khí. Đại chùy là huyệt của Đốc mạch, là hội của Tam Dương Đốc mạch (“Giáp ất kinh”). Đốc mạch là thống đốc các kinh dương là bể của dương mạch, Dương trì là huyệt của Thủ Thiếu dương Tam tiêu kinh, 2 huyệt hợp dùng có thể có thể thanh thấu hư nhiệt. Tóm lại, các huyệt hợp dùng, có thể đạt công hiệu bồi trung bổ nguyên, ích khí thoái nhiệt. Nguyên khí thắng âm hỏa thì hư nhiệt ắt trừ được.
7. Gia giảm: Đổ mồ hôi gia Bách lao để cầm mồ hôi dạng hư tổn (hư hãn). Tiêu lỏng gia Tam âm giao, Âm lăng tuyền để kiện vận Tỳ khí, thăng thanh khí chỉ tả (cầm ỉa).
CHỦ LAO HƯ NHIỆT PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Thần Cứu Kinh Luân”.
2. Nhóm huyệt: Khí hải, Quan nguyên, Cao hoang, Túc tam lý, Nội quan.
3. Cách dùng: Khí hải, Quan nguyên, Cao hoang, Túc tam lý, đều dùng phép cứu bổ, Nội quan dùng phép cứu tả.
4. Công dụng: Bổ nguyên điền tinh, thanh thấu hư nhiệt.
5. Chủ trị: Các lao tổn hư nhược, hư nhiệt không lui. Chứng thấy: Phát sốt lúc phát lúc không, sốt không thời gian nhất định, thường cảm thấy nóng lòng bàn tay bàn chân, luôn kèm có váng đầu, tinh thần mệt mỏi, gầy yếu nóng trong xương, hay quên, ăn kém, đổ mồ hôi trộm, vã mồ hôi mạch hư vô lực.
6. Giải thích: Tuổi già cơ thể suy nhược, lao nhọc quá mức, bệnh lâu ngày, suy dinh dưỡng bệnh nặng, đều có thể gây nên âm tinh nguyên khí trong cơ thể hư tổn; Do bởi âm hư thì nội nhiệt, “Hỏa và nguyên khí không đứng chung được, một thắng thì một bại”, cho nên dẫn đến sự phát sinh hư nhiệt. Do đó, phải lấy đại bổ nguyên khí điền bổ âm tinh làm phép chữa chính, để chữa gốc bệnh; Lấy thanh thấu hư nhiệt làm phụ, để chữa ngọn của bệnh. Trong phương này, Khí hải, Cao hoang, Quan nguyên đều là đại bổ nguyên khí, điền bổ âm tinh là huyệt cần thiết điều trị các lao tổn hư nhược. Cho nên phương này lấy 3 huyệt này làm chủ đồng thời cứu hơn trăm mồi. Do bởi chân khí là nguyên khí, không Vị khí thì không thể tư dưỡng được (“Tỳ Vị luận”), cho nên chọn Túc tam lý hợp huyệt của Túc Dương minh Vị kinh, để bổ hậu thiên mà tư dưỡng tiên thiên, làm cho sự sinh hóa của nguyên khí có nguồn. Nội quan là huyệt của Thủ Quyết âm Tâm bào kinh, lại bên trong liên lạc với Thủ Thiếu dương Tam tiêu kinh, lại vừa thông ở Âm Duy mạch, Tâm bào, Tam tiêu đều tàng tướng hỏa. Âm Duy mạch “Khởi ở các Âm giao” (“Nạn kinh”) mà duy trì liên hệ các âm kinh. Cho nên chọn một huyệt Nội quan, có thể gây được tác dụng điều lý âm dương, thanh thấu hư nhiệt, do đó tác giả có chú thích thêm 4 chữ “Trị lao nhiệt tốt” dưới huyệt Nội quan, cho thấy rằng Nội quan đích thực có hiệu quả tốt để lui hư nhiệt. Tóm lại, các huyệt dùng cùng, bổ thấu (thanh) kiêm thi (dùng), tiêu bản (gốc ngọn) kiêm cố, thấu hư nhiệt, thì các hư lao nhiệt tự khỏi.
7. Gia giảm: Nếu ăn kém quá có thể gia Thái bạch, Tỳ du, Vị du, Trung quản, để bổ ích Tỳ Vị. Vã mồ hôi, mồ hôi trộm gia Bách lao, Âm khích để cầm mồ hôi đang hư nhược.
II. LOẠI BỔ ÍCH TẠNG PHỦ HƯ TỔN
PHỤC MẠCH PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Cấp chứng châm cứu liệu pháp”.
2. Nhóm huyệt: Thái Uyên, Xích trạch, Nội quan, Khúc trì, Tâm du.
3. Cách dùng: Kích thích vừa phải, lưu kim, không được quá 15 phút.
4. Công dụng: Bổ Phế trợ Tâm, ích khí phục mạch.
5. Chủ trị: Chứng vô mạch.
6. Giải thích: Phế triều bách mạch, bách mạch đều bắt đầu ở Phế; Tâm chủ huyết mạch, nếu Tâm Phế khí hư, vô quyền chủ mạch thì sẽ phát sinh chứng vô mạch. Cho nên bổ Phế trợ Tâm, ích khí phục mạch làm phép chữa chính của bệnh này. Phương này là dựa theo phép tắc này mà lập ra. Trong phương Thái uyên là Nguyên du huyệt của Thủ Thái âm Phế kinh, lại là chỗ hội của mạch, Xích trạch là Hợp huyệt của Phế kinh, Khúc trì là huyệt của Thủ Dương minh Đại trường kinh trong quan hệ biểu lý của Thủ Thái âm Phế kinh, cho nên 3 huyệt hợp dùng có thể gây được tác dụng bổ ích Phế khí, trợ Tâm khí, phục huyết mạch. Bởi Phế có thể trợ giúp Tâm khí để vận huyết chủ mạch. Nội quan phối hợp với Tâm du có thể gây được tác dụng bổ Tâm khí, phục huyết mạch. Tóm lại, các huyệt hợp dùng có thể đạt công hiệu bổ Phế trợ Tâm, ích khí phục mạch, thì chứng vô mạch tự khỏi.
BỔ TÂM THẬN PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Hiện Đại Châm Cứu Y Án Tuyển” Lâu Bách Tầng.
2. Nhóm huyệt: Quan nguyên, Thận du, Tam âm giao, Tâm du, Thần môn.
3. Cách dùng: Các huyệt đều dùng phép bình bổ bình tả. Mỗi huyệt vê kim 1 – 2 phút, lúc đầu mỗi ngày châm 1 lần, ba ngày sau cách này châm 1 lần, châm tất cả 10 lần là một liệu trình.
4. Công dụng: Bổ ích Tâm Thận, thanh Tâm cố tinh.
5. Chủ trị: Di, mộng tinh kiêm có tinh thần không phấn chấn, uể oải kém sức, váng đầu ù tai, trí nhớ kém, đau lưng lưỡi đỏ, mạch tế sác.
6. Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu phát sinh di tinh, mộng tinh là tinh thần quá lao nhọc, quá suy nghĩ, Tâm hỏa thịnh, Tâm huyết bất túc, Thận âm hao tổn dần, dẫn đến tướng hỏa động, nhiễu động tinh thất mà gây ra. Do đó, bổ Tâm huyết, ích Thận âm, thanh Tâm hỏa, tả tướng hỏa, cố tinh thất là phép chữa chính. Trong phương lấy Quan nguyên phò hư của hạ nguyên, lấy Thận du, Tam âm giao bình bổ bình tả, để ích Thận âm, tả tướng hỏa; Lấy Thần môn nguyên huyệt (tạng bệnh chọn nguyên huyệt) của Tâm. Tâm du nơi Tâm khí rót vào, dùng phép bình bổ bình tả, hai huyệt phối hợp nhằm bổ Tâm huyết, thanh Tâm hỏa. Tâm Thận hỏa được thanh thì tinh thất tự cố. Cho nên các huyệt hợp dùng, có thể đạt công hiệu giao thông Tâm Thận, thì chứng di mộng tinh tự khỏi.
7. Gia giảm: Trường hợp ù tai gia Thính hội, Nhĩ môn để điều kinh chỉ minh (hết ù tai). Đau lưng gia Bạch hoàn du, Ủy trung để điều kinh chỉ thống (giảm đau).
CỨU BỔ TỲ VỊ PHƯƠNG
1. Xuất xứ: “Vệ Sinh Bửu Giám”.
2. Nhóm huyệt: Trung quản, Khí hải, Túc tam lý.
3. Cách dùng: Tất cả đều cứu, dùng phép bổ. Mỗi huyệt cứu 7 – 21 mồi.
4. Công dụng: Bổ Vị ích Tỳ, bồi nguyên cố bản.
5. Chủ trị: Chứng Tỳ Vị khí hư. Thấy chứng: ăn kém đầy tức vùng dạ dày, nấc cụt ói mửa, tiêu lỏng, sôi ruột, hình thể gầy yếu, tay chân vô lực, thở vội biếng nói; hoặc kèm sốt nhẹ không lui, hoặc thân thể nặng nề, hai chân hàn lạnh, hoặc Vị quản đau lạnh, lưỡi nhạt, mạch tế nhược.
6. Giải thích: Ở chỗ ẩm thấp lâu ngày, lao nhọc quá độ, ăn uống thất thường, hoặc quá dùng thuốc hàn lương, đều có thể tổn thương đến Trung tiêu Tỳ Vị. Tỳ Vị là vốn của hậu thiên, nguyên khí là vốn của tiên thiên, cả hai có thể bổ trợ cho nhau. Do đó, chứng Tỳ Vị hư nhược, ắt phải lập phép chữa chính là bổ Vị ích Tỳ, bồi nguyên cố bản. Trong phương này lấy Trung quản là Mộ huyệt của Vị phối hợp lại để giáng bổ Vị (lấy thông làm bổ), lại có thể giáng tiếp thăng bổ Tỳ khí, đây là một loại đặc điểm lập phương của bài này. Khí hải là bể của nguyên khí, chọn để bồi nguyên cố bản, nhằm trợ trung khí. Tóm lại, các huyệt hợp dùng, có thể đạt công hiệu bổ Vị ích Tỳ, bồi nguyên cố bản, thì các chứng Tỳ Vị hư ắt khỏi.
7. Gia giảm: Trường hợp kiêm có chi dưới hàn lạnh, gia cứu thêm Dương phụ, Tuyệt cốt. Khí thấp là tương đối nặng gia huyệt Tam âm giao.