Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

info@yhocphothong.com

Cận Tam Châm

Cận Tam châm

Jin san zhen (Jin three needle Technique)

Người sáng lập ra trường phái này là Giáo sư Cận Thụy (靳瑞) Giáo sư chủ tịch (bậc cao nhất của giáo sư) của Đại học Trung y dược Quảng Châu, nhà châm cứu danh tiếng, bác sĩ đông y lớn của tỉnh Quảng Đông, bác sĩ đông y danh tiếng toàn Trung Quốc – đây là những danh hiệu cao quý nhà nước Trung Quốc đã phong tặng ông. Trải qua 40 năm kinh nghiệm, dựa trên phương pháp châm cứu truyền thống; ông sử dụng 3 kim châm cứu điều trị có hiệu quả đối với rất nhiều mặt bệnh khác nhau; có bệnh nhân ông dùng liệu pháp này chỉ sau 3 lần điều trị thì khỏi, nên đồng nghiệp và bệnh nhân gọi ông là “thầy thuốc tam châm” – sử dụng 3 kim, tổ hợp 3 huyệt, châm cứu 3 lần. Ông họ Cận vì thế mới lấy tên là “Cận tam châm”, đây được xem là “đặc sản Y học” của 2 vùng lưỡng Quảng.

Liệu pháp “Cận tam châm” đã được tổ hợp thành công ở 42 nhóm huyệt, được nghiên cứu thành đề tài cấp Bộ, đề tài cấp ngành ở Trung Quốc, cấp khu vực ở Việt Nam (Viện Y học cổ truyền Quân đội ở khu vực phía Bắc) và đã ứng dụng thành công trên lâm sàng.

Sử dụng Thiệt tam châm điều trị bệnh khó nói: nói không tròn tiếng, cứng lưỡi sau di chứng viêm não Virus, di chứng đột quỵ não, chấn thương sọ não.

Sử dụng Não tam châm điều trị bệnh rối loạn vận động do tiểu não.

Sử dụng Nhiếp tam châm điều trị bệnh rối loạn vận động và cảm giác ở tứ chi, đau đầu, ù tai; bệnh Parkinson.

Sử dụng Diện than châm điều trị bệnh liệt dây VII ngoại vi.

Sử dụng Kiên tam châm điều trị bệnh viêm quanh khớp vai.

Sử dụng Túc tam châm điều trị teo cơ chi dưới, vận động trở ngại, tê bì, vô lực.

Sử dụng Yêu tam châm điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống, do đau cơ, do vôi hóa…

Sử dụng Tọa cốt châm điều trị đau dây thần kinh tọa.

Sử dụng Tất tam châm điều trị thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối.

Sử dụng Ủy tam châm điều trị teo cơ chi trên và chi dưới.

Sử dụng Niệu tam châm điều trị tiểu són, bí tiểu.

Sử dụng Âm tam châm và Dương tam châm điều trị liệt dương, di tinh.

Khoa Y học cổ truyền sẽ tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng trên lâm sàng nhiều nhóm huyệt hơn nữa trên nhiều mặt bệnh hơn nữa, phối hợp liệu pháp Cận tam châm với Nhu châm, Cận tam châm với Điện châm, Cận tam châm với cứu bằng mồi ngải v.v…

42 nhóm huyệt của liệu pháp châm cứu Cận tam châm:

1. TỊ (MŨI) TAM CHÂM: Nghinh hươngThượng nghinh hương (Tỵ thông)Ấn đường.

Chủ trị: Viêm mũi dị ứng, sổ mũi, chảy nước mũi, viêm mũi cấp tính và mạn tính, viêm xoang mũi.

Ứng dụng lâm sàng: Trị viêm mũi dị ứng cấp và mạn tính.

Châm cứu: Trước hết châm huyệt Thượng nghinh hương, mũi kim hơi xéo về phía sống mũi rồi đến huyệt Nghinh hương, gây được cảm giác tê rần và nóng khu vực là đắc khí. Sau cùng châm huyệt Ấn đường, có cảm giác lan truyền xuống chóp mũi và hai cánh mũi là đắc khí.

Chú ý:

– Trị viêm mũi dị ứng đặc biệt có hiệu quả.

– Nếu viêm mũi mãn tính thay huyệt Ấn đường bằng huyệt Toán trúc.

Tác giả (Cận Thụy) thường kết hợp Tỵ tam châm với Tứ thần châm với mục đích thông thiên khí, và kết hợp với huyệt Hợp cốc, dùng thủ thuật tả pháp.

2. NHÃN (MẮT) TAM CHÂM: Nhãn I châm – Nhãn II châm – Nhãn III châm. Ứng dụng lâm sàng điều trị các bệnh nội nhãn hoặc bệnh đáy mắt như teo thần kinh thị giác, viêm võng mạc, biến tính sắc tố điểm vàng. Vì các bệnh về đáy mắt cần quá trình phục hồi lâu nên liệu trình điều trị > 2 tháng.

3. NHĨ (TAI) TAM CHÂM: Thính cungThính hộiHoàn cốt.

Chủ trị: Ù tai, điếc.

Ứng dụng lâm sàng: Điều trị ù tai, điếc tai hoặc giảm thính lực.

Châm cứu: Thính cung, Thính hội: châm thẳng sau 1 – 1,5 thốn.

Châm huyệt Hoàn cốt trước, có thể châm thẳng hoặc xiên về phía trước từ 1 – 1,2 thốn, có cảm giác lan tới vùng cổ là đắc khí.

Tiếp đó châm Thính cung rồi Thính hội. Khi châm 2 huyệt này cần phải há miệng để dễ xác định vị trí. Châm sâu 1 – 1,5 thốn, thấy tê, thốn lan nhanh là đắc khí.

Nhĩ tam châm thường phối hợp với huyệt Trung chử, Ngoại quan, Hợp cốc, Tứ thần châm, Nhiếp tam châmNão tam châm để tăng sự kích thích đối với não (chứng tai điếc tuy liên quan đến thần kinh thính giác nhưng vị trí lại gần não).

Chú ý: Độ sâu, chọn tư thế thích hợp, và kích thích vừa phải. Thường khi hành kim có thể cạo kim, hoặc dùng điện, nếu dùng điện châm thì tần số không được quá lớn.

4. THIỆT (LƯỠI) TAM CHÂM: Thiệt I châm – Thiệt II châm – Thiệt III châm. Thiệt I chính là huyệt Thượng liêm tuyền. Thiệt II, Thiệt III lần lượt nằm ở bên trái và bên phải của Thượng liêm tuyền, cách Thượng liêm tuyền 0,8 thốn.

Chủ trị: Các chứng nói lắp, cứng lưỡi không nói được do bị trúng phong, trẻ em chậm phát triển trí tuệ, chậm biết nói, phát âm không rõ, nói không thành câu.

Ứng dụng lâm sàng: điều trị bệnh nói khó (như nói không tròn tiếng, cứng lưỡi do tai biến trúng phong, trẻ em còi xương chậm biết nói v.v…); bệnh chảy nước dãi, chứng khó nuốt, viêm họng mãn tính …

Châm cứu: Người bệnh ngẩng cằm lên, châm mũi kim hướng về cuống lưỡi từ 45 – 60 độ. Trẻ em sâu 0,8 thốn, người lớn 1 – 1,2 thốn.

5. TRÍ TAM CHÂM: Thần đình Bản thần – Bản thần

Chủ trị: Suy giảm trí lực của trẻ em, sự phát triển không toàn diện của não ở độ tuổi dậy thì, sự hoạt động thiếu linh hoạt của trẻ em và chứng đãng trí, nghễnh ngãng của người lớn tuổi.

Ứng dụng lâm sàng: Điều trị chứng kém phát triển về trí lực, đau vùng trước đầu, bệnh đáy mắt, bệnh sa sút trí tuệ ở người già (Alzheimer), di chứng sau đột quỵ não.

Châm cứu: Châm theo hai hướng:

– Một là châm ngang theo hướng về huyệt Bách hội trên đỉnh đầu.

– Hai là kim châm dưới da về phía trán, hơi xiên xuống phía dưới.

Đối với trẻ em thì thường dùng phương pháp hướng mũi kim về phía sau, còn người trưởng thành và người lớn tuổi thì hướng mũi kim về phía trước. Đối với trẻ em thì châm sâu chừng 1 thốn, đối với người trưởng thành thì châm sâu từ 1,5 – 2 thốn.

Đối với chứng trẻ em suy nhược trí lực thì dùng phương pháp châm nhanh còn gọi là phương pháp “Phi châm”, sau khi châm vào thì có thể vê kim để tăng tác dụng.

Đối với người trưởng thành thì sử dụng phương pháp châm kim từ từ là chủ yếu. Khi kim đã được châm thì có thể vê kim kết hợp với nhấp nhẹ kim để gây thêm tác dụng đối với vùng trước, sau, trái, phải chung quanh trán. Khi đã đắc khí thì lưu kim 30 phút. Cứ 10 phút thì tác động lên kim 1 lần. Căn cứ vào bản chấn mạnh yếu âm dương của bệnh mà quyết định mức độ tác động phụ lên kim.

6. TỨ THẦN CHÂM: Bách hội Tứ thần thông (Là tập hợp của 4 huyệt nằm ở phía trước, sau, trái, phải của huyệt Bách hội (cách Bách hội 1 thốn)).

Chủ trị: Trí lực giảm sút, đau vùng đỉnh đầu, hoa mắt, chóng mặt.

Ứng dụng lâm sàng: Căn cứ vào hướng châm kim khác nhau mà ứng dụng cũng khác nhau, có 4 cách:

– Châm ngang cho 4 cây kim nằm sát da, mũi kim đều hướng ra ngoài: điều trị trẻ em chậm phát triển trí não, bại não; bệnh tự kỷ ám thị ở trẻ em; chứng đa động (minimal brain dysfunction); chứng hoa mắt chóng mặt v.v…

– Châm ngang cho 4 cây kim nằm sát da, mũi kim đều hướng về huyệt Bách hội: điều trị bệnh điên, mất ngủ, hay quên v.v…

– Châm ngang cho 4 cây kim nằm sát da, mũi kim hướng về phía bị bệnh: điều trị liệt ½ người do trúng phong; hoặc tứ chi có cảm giác khác thường.

– Kim ở trước trán châm ngang mũi hướng về phía trước, kim ở phía sau châm ngang mũi hướng về phía sau, 2 kim ở 2 bên châm ngang mũi hướng về huyệt Thông thiên: điều trị viêm mũi dị ứng.

7. NÃO TAM CHÂM: Não hộ2 huyệt Não không.

Chủ trị: Các triệu chứng của bệnh Parkinson như giảm trí nhớ, năng lực vận động giảm sút, khó khăn và khả năng hoạt động trí óc bị ngưng trệ.

Ứng dụng lâm sàng: Điều trị các bệnh rối loạn vận động do tiểu não; thiểu năng trí tuệ, liệt não ở trẻ em; phối hợp Nhãn tam châm điều trị bệnh ở đáy mắt; bệnh Parkinson.

Châm cứu: Châm luồn kim theo da đầu.

Kim thứ nhất châm vào huyệt Não hộ, mũi kim hướng về chính giữa chân tóc phía sau gáy, vê kim (dùng 2 ngón tay cái và ngón trỏ xe tròn thân kim), tiến sâu vào chừng 1,5 thốn. Sau đó, hướng về 2 huyệt Phong trì 2 bên đầu tìm đến 2 huyệt Não không, châm kim sau khoảng 1,5 thốn.

Cả 2 huyệt đều dùng phương pháp vê kim (dùng hai ngón tay cái và trỏ xe tròn thân kim) để từ từ đưa kim vào đúng vị trí. Khi người bệnh cảm thấy kim gây cảm giác tê/thốn nơi huyệt thì người châm mới nhẹ nhàng nhấp kim (ấn vào, rút ra) và vê kim nhanh hơn. Đến lúc kim châm tạo được cảm giác tê rần lan ra toàn vùng phía sau đầu thì đó chính là lúc kim đã đạt đến vị tri thích hợp nhất (gọi là đắc khí), lưu kim 30 phút, cứ 5 – 10 phút thì lại vê, nhấp kim một lần.

8. NHIẾP (XƯƠNG THÁI DƯƠNG) TAM CHÂM: Nhiếp I châmNhiếp II châm – Nhiếp III châm (Là tập hợp của 3 huyệt nằm ở vùng tai sát sau Thái dương (Nhiếp bộ)).

Chủ trị: Các di chứng sau khi bị trúng phong như liệt và giảm trí lực của trẻ em; các triệu chứng tổng hợp của bệnh Parkinson, trẻ em kém vận động, thiếu linh hoạt và các chứng co giật cơ thể.

Ứng dụng lâm sàng: Điều trị các bệnh rối loạn vận động và cảm giác ở tứ chi, chữa liệt ½ người do trúng phong; điều trị thiểu năng trí tuệ ở trẻ em; điều trị đau đầu, ù tai, điếc và rối loạn cảm giác ở chi trên, chi dưới; bệnh Parkinson.

Châm cứu: Chọn kim 1,5 thốn, châm Nhiếp I châm trước rồi lần lượt châm 2 kim còn lại, châm ngang theo da sao cho mũi kim hướng thẳng xuống phía tai, sâu khoảng 0,8 đến 1,2 thốn. Vì vị trí này thần kinh và mạch máu rất nhiều do đó châm cảm giác rất mạnh, khi châm phải quan sát mạch máu dưới da, và cố gắng dùng tay tách ra.

Có thể dùng điện châm, cũng có thể dùng thủ pháp vê kim bổ tả.

Sau khi xuất châm để ý kỹ xem có bị xuất huyết không, nếu có phải cầm máu ngay lập tức. Nếu bị đau nhói chứng tỏ đã châm phải mạch máu, nên rút nhẹ kim ra, điều chỉnh lại hướng rồi mới tiếp tục nhập kim, châm cảm phải tê, trướng căng, buôn buốt.

Liệt nửa người thì trước hết châm xiên 30 độ từ huyệt thẳng phía trên vành tai 2 thốn xuống dưới sâu chừng 1 – 1,2 thốn, có cảm giác tê rần cục bộ hoặc lan truyền đến toàn bộ phần đầu là đắc khí. Đối với 2 huyệt kia cũng sử dụng biện pháp châm cứu như thế. Khi châm sử dụng thủ pháp vê nhấp kim để tăng thêm hiệu quả.

Liệt nửa người vì trúng phong thì sau khi châm cứ 5 phút lại vê nhấp kim một lần. Lưu kim 30 phút.

Trong khi châm, động viên người bệnh tự cử động tay chân và các bộ phận cơ thể bị tê liệt để phối hợp trị liệu.

Lưu ý: Nhóm huyệt này ít khi dùng phương pháp cứu.

9. NHIẾP THƯỢNG TAM CHÂM: Nhiếp thượng I châmNhiếp thượng II châmNhiếp thượng III châm.

Chủ trị: Bệnh bại não của trẻ em.

Châm cứu: Châm ngang về phía sau 3cm; không xoay kim, không kích thích mạnh lên kim. Lưu kim 2 giờ. Hai ngày châm một lần. Mỗi đợt châm 10 lần.

10. Định thần châm: Định thần I châmĐịnh thần II châm – Định thần III châm.

Chủ trị: Chóng mặt, mất tập trung, trẻ nhỏ chậm trí nhớ.

Ứng dụng lâm sàng: Điều trị chứng mất tập trung ở trẻ nhỏ (minimal brain dysfunction); nhìn lệch (lác mắt) do bại não; thị lực giảm sút, giật mắt, các chứng làm cho mắt mất thần, vô hồn, đau đầu trước trán v.v…

Châm cứu: Đầu tiên châm Định thần I, châm ngang mũi kim hướng về huyệt Ấn đường, châm đến khi chạm vào gốc mũi. Sau đó châm tiếp 2 kim còn lại theo hướng song song, có thể châm đến sát phần lông mày.

11. Vựng thống châm: Tứ thần châm Thái dươngẤn đường.

Chủ trị: Rối loạn tiền đình, hội chứng chóng mặt do tai trong.

Ứng dụng lâm sàng: Điều trị hội chứng Meniere (đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai), kết hợp với Nhĩ tam châm sẽ cho hiệu quả cao hơn.

Châm cứu: Châm xiên sâu 0.5 thốn.

12. Diện cơ châm: Tứ bạch – A thị huyệt ở mí mắt dưới hoặc Địa thương thấu Giáp xaHòa liêuNghinh hương.

Chủ trị: Co thắt cơ mặt.

Cơ mắt co thắt: Tứ bạch + A thị huyệt ở mi mắt dưới.

Cơ mặt cơ thắt: Địa thương thấu Giáp xa, Nghinh hương hoặc Hòa liêu.

Ứng dụng lâm sàng: Trị đau dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh V), vì dây tam thoa chia 3 nhánh trên mặt nên phương pháp chọn huyệt thứ 3 trong tổ hợp huyệt như sau:

  • Nhánh 1: Ngư yêu và Dương bạch.
  • Nhánh 2: Tứ bạch.
  • Nhánh 3: Đại nghinh.

13. Xoa tam châm: Thái dươngHạ quanA thị huyệt (Đại nghinh).

Chủ trị: Trị đau thần kinh tam thoa.

Ứng dụng lâm sàng: Điều trị đau dây thần kinh Tam thoa (dây thần kinh V), vì dây Tam thoa chia 3 nhánh trên mặt nên phương pháp chọn huyệt thứ 3 trong tổ hợp huyệt như sau:

– Nhánh 1: Ngư yêu và Dương bạch.

– Nhánh 2: Tứ bạch.

– Nhánh 3: Đại nghinh.

14. Diện than châm: Ế phongĐịa thương thấu Giáp xaNghinh hương hoặc Dương bạch – Thái dương – Tứ bạch.

Chủ trị: Trị liệt mặt.

Ứng dụng lâm sàng: Điều trị liệt dây VII ngoại vi.

Miệng méo: Ế phong, Địa thương thấu Giáp xa.

Mắt nhắm không kín: Dương bạch, Tứ bạch, Thái dương.

15. Đột tam châm: Thiên độtThủy độtPhù đột.

Chủ trị: Trị tuyến giáp sưng to.

Ứng dụng lâm sàng: Điều trị phì đại tuyến giáp, cường giáp, ung thư tuyến giáp.

16. Cảnh (cổ) tam châm: Thiên trụ – Bách laoĐại trữ.

Chủ trị: Đau gáy, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

Ứng dụng lâm sàng: Điều trị đau mỏi cổ – gáy, tê đau 2 vai.

Châm cứu: Dùng kim nhỏ, dài 1,5 thốn, châm thẳng hoặc xiên về hướng cột sống cổ.

Độ sâu châm kim căn cứ vào mức độ gầy béo của người bệnh, thường là 0,8 – 1,2 thốn.

Lưu kim 30 phút, cứ 5 phút thì lại vê nhấp kim một lần.

17. Bối tam châm: Đại trữ – Phong môn – Phế du. Ứng dụng lâm sàng điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như Phế khí suy yếu dễ bị cảm mạo v.v…

18. Kiên (vai) tam châm: Kiên I châm (Kiên tiền)Kiên II châm (Kiên ngung)Kiên III châm (Kiên hậu).

Chủ trị: Các chứng bệnh vai đau không cử động được, các khớp xương vai và phần mềm xung quanh vai đau.

Ứng dụng lâm sàng: Điều trị bệnh viêm quanh khớp vai.

Châm cứu: Châm thẳng 0,5 – 1,5 thốn, lưu kim 10 phút. Cứu ngải 3 – 5 mồi ngải, hoặc cứu điếu ngải từ 5 – 15 phút.

19. Thủ tam châm: Khúc trìNgoại quanHợp cốc.

Chủ trị: Các chứng tê bại hai tay, đau đầu, cổ, vai và hai tay, cảm sốt, đau vùng mặt và bị cảm lạnh, cảm nắng do đi ngoài trời.

Ứng dụng lâm sàng: Điều trị 2 chi trên đau, khó vận động; các bệnh về xương khớp chi trên.

Châm cứu: Châm sâu 0,8 – 1,2 thốn, vê kim và nhấp kim, gây được cảm giác tê cục bộ là đắc khí.

20. Túc tam châm: Túc tam lý – Tam âm giaoThái xung.

Chủ trị: Các chứng đau bụng đau dạ dày, ăn không tiêu, tiêu chảy, kiết lỵ, mất ngủ, hay quên, đau gan, đau vùng trước hạ bộ và các chứng bệnh phụ khoa.

Ứng dụng lâm sàng: Điều trị teo cơ chi dưới, vận động trở ngại, tê bì, vô lực, di chứng trúng phong, trẻ em bại não ảnh hưởng đến sự vận động chi dưới.

Châm cứu: Châm Túc tam lý, Tam âm giao, cuối cùng là huyệt Thái xung, sâu 0,5 – 1 thốn, kết hợp kích thích kim, đắc khí thì dừng kim.

21. Thủ trí châm: Lao cungThần mônNội quan.

Chủ trị: Các chứng trí tuệ và sức khỏe suy kém, hoạt động thiếu linh hoạt nhất là đối với trẻ em.

Ứng dụng lâm sàng điều trị trẻ em kém phát triển trí não, mất tập trung, đi lại hiếu động, mất ngủ, tâm thần, bệnh đau cổ tay, bàn tay tê bì, xoay cổ tay khó khăn.

Châm cứu: Huyệt Nội quan thì châm thẳng, sau khi xuyên vào da thì hướng mũi kim về khủy tay, sâu 0,8 thốn, có cảm giác kim đang tiến lên phía trên. Huyệt Thần môn thì châm xiên 0,8 thốn. Huyệt Lao cung thì châm theo khe giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa hướng lên mũi ngón tay giữa sâu 0,5 thốn. Có thể tác động phụ lên kim như vê, nhấp để tăng thêm tác dụng mạnh hơn.

Lưu ý: Đối với các chứng bệnh thuộc về dương, nhiệt thì châm nhanh, kết hợp vê nhấp kim (tả pháp). Đối với các chứng bệnh âm, hư, hàn thì châm kim vào từ từ, kết hợp vê kim (bổ pháp).

22. Yêu (lưng) tam châm: Thận duĐại trường duỦy trung.

Chủ trị: Bệnh đau lưng cấp tính và mạn tính, các chức năng hoạt động bị trở ngại, di tinh, liệt dương, kinh nguyệt không đều.

Ứng dụng lâm sàng: Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng, vôi hóa, lao tổn cơ thắt lưng, các chứng đau do phong thấp.

Châm cứu: Huyệt Thận du và Đại trường du châm thẳng 1 – 1,5 thốn; Huyệt Ủy trung dùng thủ pháp châm cạn (vì dễ đắc khí), gây cảm giác lan truyền đến vùng lưng và chi dưới là đắc khí. Trong khi châm nên vê kim để tăng hiệu quả.

Nếu gặp trường hợp chấn thương do xoay lưng đột ngột, hoặc đau lưng cấp tính thì sau khi kim châm đắc khí nên kết hợp với điện châm. Mỗi lần điện châm chỉ kéo dài khoảng 20 phút.

Chủ yếu sử dụng điếu ngải để cứu, thời gian 15 phút hoặc tẩm tinh dầu các loại hoa lên viên ngải để cứu 5 – 7 mồi một lần.

23. Tọa cốt châm: Tọa cốt điểmỦy trungCôn lôn.

Ứng dụng lâm sàng: Điều trị đau thần kinh tọa.

24. Tất (đầu gối) tam châm: Song tất nhãn huyệt – Huyết hải – Lương khâu.

Chủ trị: Sưng đau đầu gối, viêm khớp gối, phù chân, nấm ở chân.

Ứng dụng lâm sàng điều trị thoái hóa khớp gối, lao tổn hay trật khớp, viêm khớp gối.

Châm cứu: Châm thẳng hoặc xiên từ 1 – 1,5 thốn. Cứu điếu ngải 5 – 15 phút.

25. Hòa (mắt cá chân) tam châm: Giải khê – Côn lônThái khê.

Chủ trị: Chấn thương cổ chân, đau mắt cá chân, cẳng chân không vận động được.

Ứng dụng lâm sàng: Điều trị các bệnh về đau mắt cá chân; trẻ em bại não đi gót chân không chạm đất, thường sưng đau mắt cá – cổ chân.

Châm cứu: Huyệt Thái khê và huyệt Côn lôn có thể châm 1 – 1,5 thốn, cảm giác tê rần đến gót chân là đắc khí. Huyệt Giải khê châm 0,5 thốn, gây cảm giác tê rần cục bộ và đến các ngón chân là đắc khí.

Cứu 3 – 5 mồi, hoặc cứu điếu ngải 5 – 10 phút. Còn là Lõa tam châm.

26. Túc trí châm: Dũng tuyềnTuyền trungTuyền trung nội.

Chủ trị: Chứng trí tuệ kém phát triển của trẻ em, tính tình nóng nảy, quá hiếu động, đau giữa đỉnh đầu, chân vòng kiềng, động kinh, hôn mê, sưng đau cổ họng.

Ứng dụng lâm sàng: Điều trị trẻ em mắc chứng tự kỷ, chậm biết nói.

Châm cứu: Trước hết châm huyệt Dũng tuyền rồi lần lượt châm các huyệt Tuyền trung và Tuyền trung nội với thủ pháp phi châm (châm nhanh) kết hợp với vê kim vào sâu 0,5 – 0,8 thốn, gây cảm giác đau tê đến toàn bộ lòng bàn chân hoặc trong phạm vi nhóm huyệt là đắc khí.

27. Ủy (bệnh teo cơ) tam châm (1 bộ huyệt dùng cho chi trên và 1 bộ huyệt dùng cho chi dưới):

  • Chi trên: Khúc trì – Hợp cốcXích trạch

Chủ trị: Liệt nửa người, bại liệt ở trẻ em, viêm tủy sống, viêm thần kinh đa chức năng, bệnh Hysteria.

Châm cứu: Châm thẳng 1 – 1,5 thốn, có cảm giác tê rần, nặng lan nhanh trong khu vực là đắc khí.

  • Chi dưới: Túc tam lýTam âm giaoThái khê.

Chủ trị: Các chứng bệnh bại liệt, teo liệt các bộ phận cơ quan của cơ thể (có tác dụng như huyệt Thượng ủy tam châm).

Châm cứu: Châm thẳng 1 – 1,5 thốn, gây cảm giác mỏi, tê, nặng lan nhanh trong khu vực là đắc khí.

28. Hạt tam châm: Quyền liêuThái dươngHạ quan.

Chủ trị: Mụn trứng cá, tàn nhang, mụn đầu đen.

Ứng dụng lâm sàng: Điều trị tàn nhang.

29. Nhũ (vú) tam châm: Nhũ căn – Đàn trungKiên tỉnh.

Chủ trị: Viêm tuyến vú, sữa không thông, vú có khối u.

Ứng dụng lâm sàng: Điều trị đau tuyến vú, K vú, mẹ thiếu sữa cho con bú.

30. Vị tam châm: Trung quản – Nội quanTúc tam lý.

Chủ trị: Các loại bệnh đau dạ dày.

Ứng dụng lâm sàng: Điều trị đau vùng thượng vị, đau dạ dày.

Châm cứu: Huyệt Trung quản và Nội quan châm thẳng 0,5 – 1 thốn; huyệt Túc tam lý châm thẳng 1,5 thốn; đắc khí là được.

31. Trường tam châm: Thiên xuQuan nguyênThượng cư hư.

Chủ trị: Các bệnh đau bụng, viêm ruột, kiết lỵ, bí đại tiện.

Ứng dụng lâm sàng điều trị viêm ruột, đau bụng, kiết lỵ, táo bón.

Châm cứu: Huyệt Thiên xu và Quan nguyên châm thẳng 0,8 – 1,2 thốn; huyệt Thượng cự hư châm thẳng 1 – 1,5 thốn, đắc khí là được.

32. Đởm tam châm: Kỳ mônNhật nguyệtDương lăng tuyền.

Chủ trị: Các chứng bệnh của mật.

Ứng dụng lâm sàng: Điều trị các loại bệnh có liên quan đến Can – Đởm.

Châm cứu: 2 huyệt Kỳ môn và Nhật nguyệt châm ngang 0,8 – 1 thốn; huyệt Dương lăng tuyền châm thẳng 1 – 1,5 thốn.

33. Niệu tam châm: Quan nguyênTrung cựcTam âm giao.

Ứng dụng lâm sàng: Điều trị các bệnh về đường tiết niệu như bí tiểu, tiểu són, tiểu nhiều, viêm bàng quang.

34. Chi (mỡ) tam châm: Nội quanTúc tam lýTam âm giao.

Chủ trị: Các chứng thừa cholesterol, mỡ máu cao, xơ gan, xơ cứng động mạch, bệnh tim, di chứng sau khi trúng phong (tai biến mạch máu não).

Ứng dụng lâm sàng điều trị tăng Lipid máu.

Châm cứu: Huyệt Nội quan châm thẳng 0,5 – 1 thốn, huyệt Túc tam lý và Tam âm giao châm thẳng 1 – 1,5 thốn, đắc khí là được.

35. Phì (béo) tam châm: Trung quảnĐái mạchTúc tam lý.

Ứng dụng lâm sàng: Điều trị thừa cân, béo phì.

36. Giản (Nhàn) (bệnh phong) tam châm: Nội quanThân mạchChiếu hải.

Chủ trị: Các chứng động kinh, điên, lật chân vào trong hay ra ngoài.

Ứng dụng lâm sàng: Điều trị Động kinh.

Châm cứu: Huyệt Thân mạch và Chiếu hải châm thẳng 0,5 – 0,8 thốn; huyệt Nội quan châm thẳng 0,5 – 1 thốn, đắc khí là được.

37. Âm tam châm: Quan nguyênQuy laiTam âm giao.

Chủ trị: Chứng kinh nguyệt không đều, khó mang thai của phụ nữ.

Ứng dụng lâm sàng: Điều trị các bệnh phụ nữ kinh nguyệt không đều, bạch đới, tắt kinh, thống kinh, hiếm muộn; kết hợp với Dương tam châm để chữa bệnh Âm lương (lạnh), Âm đỉnh (sa tử cung), Âm dưỡng (ngứa), sưng đau tinh hoàn, liệt dương, hiếm muộn.

Châm cứu: Huyệt Quan nguyên và Tam âm giao châm thẳng 1 – 1,5 thốn, đắc khí là được.

38. Dương tam châm: Khí hải – Quan nguyênThận du.

Chủ trị: Các chứng bệnh liệt dương, di tinh, giảm tình dục.

Ứng dụng lâm sàng: Điều trị xuất tinh sớm, liệt dương, di tinh, chứng bất dục (nam giới chất lượng tinh trùng kém), yêu thống (đau lưng); có thể kết hợp với Âm tam châm.

Châm cứu: 2 huyệt Quan nguyên và Khí hải châm thẳng 0,8 – 1 thốn, gây cảm giác lan mạnh lên phía trước của hạ bộ là đắc khí. Huyệt Thận du châm thẳng 1,2 – 1,5 thốn, gây được cảm giác tê rần là đắc khí.

39. Bế tam châm: Thập tuyênDũng tuyềnNhân trung.

Ứng dụng lâm sàng: Trong một số trường hợp cấp cứu bằng phương pháp khai khiếu tỉnh thần.

40. Thoát tam châm: Bách hộiThần khuyếtNhân trung.

Chủ trị: Chứng thoát (trong trúng phong).

41. Khởi bế châm: Nhân trungThính cungẨn bạch.

Ứng dụng lâm sàng: Trong một số trường hợp cấp cứu bằng phương pháp khai khiếu tỉnh thần.

42. Lão ngai châm: Bách hộiNhân trungDũng tuyền.

Ứng dụng lâm sàng: Điều trị bệnh mất trí ở người già – bệnh Alzheimer.

Cùng chuyên mục

Kỳ Kinh Bát Mạch

Kinh tuyến của Đốc mạch (Du Mai) Đặc trưng Kinh lạc: Đốc mạch và Nhâm mạch là những đường kinh duy nhất có huyệt đạo riêng....

Châm cứu nâng cao

Mạch Ý nghĩa Lộ trình chung Biểu hiện bệnh lý Tác dụng chữa bệnh ĐỐC (28 huyệt riêng) Giám sát, chỉ huy, cai quản, còn có ý nghĩa là ngay...

Góp nhặt Phương huyệt trị bệnh

CÁCH CHỮA TRỊ TRĨ 1. Bấm Huyệt Bách Hội. 2. Huyệt Đại Lăng. 3. Huyệt Uỷ Trung. 4. Huyệt Côn Luân theo hình. Nếu các huyệt nào báo đau...